Ứớc mong đời thường của người Hà Nội mùa dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Mang tên khu tập thể mà chợ tọa lạc, chợ Thành Công ở phường Thành Công quận Ba Đình, Hà Nội gắn liền với đời sống của rất nhiều thế hệ dân cư. Khu chợ này được coi là đầu mối cung cấp thực phẩm đa dạng cho người dân ở 14 phường trong quận Ba Đình và khu vực phụ cận.
Ứớc mong đời thường của người Hà Nội mùa dịch

Những ngày thành phố Hà Nội giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khu chợ sầm uất ngày nào bỗng vắng vẻ hẳn, một số cổng vào chợ cửa đóng then cài.

Thực hiện Chỉ thị 16, một số cổng vào chợ Thành Công cửa đóng then cài.

Thực hiện Chỉ thị 16, một số cổng vào chợ Thành Công cửa đóng then cài.

Cổng chợ chính có hai người thường trực để kiểm tra phiếu đi chợ của người đến chợ, đo thân nhiệt, yêu cầu khử khuẩn tay.

Ông Nguyễn Xuân Trang – Tổ phó Tổ bảo vệ chợ Thành Công cho biết, phiếu đi chợ phát tại địa bàn cho người dân để tạo thuận lợi nên chỉ quy định ngày chẵn lẻ chứ không quy định khung giờ, thế nên chợ luôn có người ra người vào. “Chợ mở từ 5h sáng đến 8 giờ tối, người dân ở 14 phường đều có thể đi chợ miễn là có phiếu. Người ở quận khác, phường khác muốn vào chợ thì phải được cho phép và đo thân nhiệt”.

Cổng chợ luôn có hai người trực để kiểm tra phiếu đi chợ.

Cổng chợ luôn có hai người trực để kiểm tra phiếu đi chợ.

Không chỉ trực ở lối vào chợ, Tổ bảo vệ còn có trách nhiệm nhắc bà con trong chợ tuân thủ nguyên tắc 5K khi mua bán. Tất cả các gian hàng trong chợ đều được chăng dây để tạo khoảng cách an toàn giữa người mua và người bán, giữa người bán với nhau.

Các gian hàng trong chợ đều được chăng dây để tạo khoảng cách an toànCác gian hàng trong chợ đều được chăng dây để tạo khoảng cách an toàn

Thường ngày, phía bên ngoài chợ Thành Công rất đông những người nhóm họp bán hàng theo kiểu chợ cóc, đôi khi gây cản trở cả giao thông. Nhưng nay, bên ngoài vắng lặng vì tất cả đã được yêu cầu ở nhà để tránh dịch. Còn trong chợ, số lượng gian hàng đóng cửa cũng rất nhiều. Theo ông Trang, người bán tự nghỉ vì không có khách.

Người dân mong dịch bệnh sớm lui cho cuộc sống trở lại bình thường

Người dân mong dịch bệnh sớm lui cho cuộc sống trở lại bình thường

“Đã quen với cảnh đông vui của chợ và rất nhiều gương mặt quen biết, nay nhìn chợ vắng lặng thế này thật là buồn. Tôi chỉ mong sao dịch bệnh sớm lui cho cuộc sống trở lại bình thường”, ông Trang nói.

Cách chợ Thành Công không xa là “vùng xanh” được hình thành từ 4 dãy khu nhà tập thể mỗi dãy 60 hộ. Chị Trần Thị Hồng Thủy, sống trong vùng xanh, là thành viên Tổ COVID cộng đồng và cũng là một người trực chốt bảo vệ “vùng xanh”.

Chị Thủy cho biết, để đảm bảo trong vùng không có người nhiễm dịch, thì chỉ người trong khu được đi ra đi vào, còn người lạ phải khai báo lý do chính đáng, đo thân nhiệt, rửa tay khử khuẩn, riêng người đến giao hàng được yêu cầu đứng ngoài xa gọi người ra lấy.

"Vùng xanh” nơi chị Thủy trực được hình thành từ 4 dãy khu nhà tập thể, mỗi dãy 60 hộ

"Vùng xanh” nơi chị Thủy trực được hình thành từ 4 dãy khu nhà tập thể, mỗi dãy 60 hộ

Cũng theo chị Thủy, ngồi trực ở cửa ngõ ra vào “vùng xanh” đối mặt nguy cơ lây nhiễm nhưng chị không ngại vì đây là công việc vì cộng đồng. Chị cũng đã được tiêm vắc xin và luôn tuân thủ 5K

Chị Thủy mong mỗi người dân Hà Nội ý thức phòng dịch tốt để có thêm thật nhiều vùng xanh, giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường

Chị Thủy mong mỗi người dân Hà Nội ý thức phòng dịch tốt để có thêm thật nhiều vùng xanh, giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường

“Nhóm chúng tôi ngày chia 4 ca trực, mỗi ca trực 2 người, trực 3 tiếng đồng hồ. Hôm nay tôi trực một mình vì người cùng ca trực đi tiêm vắc xin mũi 2. Tôi mong góp sức mình để dịch nhanh chóng bị chặn đứng. Con tôi năm nay vào đại học nhưng không thể nhập trường phải học online vì dịch bệnh. Nhìn con bí bách ở nhà mà xót xa, nên mong mỗi người dân Hà Nội ý thức phòng dịch thật tốt để có thêm nhiều vùng xanh hơn, giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường”

Cùng là phiếu đi chợ nhưng tại mỗi quận, phường, mẫu phiếu khác nhau. Có nơi phiếu đi chợ theo các ngày chẵn lẻ ba-năm-bảy hoặc hai-tư-sáu và thêm khung giờ cụ thể như từ 7-9h sáng hoặc từ 2-4h chiều. Có nơi phiếu đi chợ theo các ngày chẵn lẻ ba-năm-bảy hoặc hai-tư-sáu và không quy định khung giờ.

Với loại phiếu có thêm cả khung giờ, nhiều bà nội trợ phải thay đổi thói quen để nhanh chóng thích ứng. Một tuần được đi chợ 3 ngày nên mỗi lần dùng phiếu, chị Mai An ở quận Thanh Xuân, phải lên danh sách từ đêm hôm trước, tranh thủ đi sớm trong khung giờ ghi trên phiếu để mua đầy đủ thực phẩm cho cả gia đình.

Phiếu đi chợ theo khung giờ cũng có bất cập riêng của nó. Cô giáo Nguyễn Thủy ở quận Cầu Giấy cho biết, cô bốc thăm đúng phiếu đi chợ vào các ngày chẵn hai-tư-sáu và khung giờ từ 2-4h chiều nên việc chợ búa không thể thực hiện được vì trùng vào giờ dạy online.

Sau hai tuần giãn cách xã hội, nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã cập nhật lại mẫu phiếu đi chợ cho phù hợp với sinh hoạt của người dân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đọc thêm