Về xã có 4 chủ tịch của 4 cấp chính quyền

Phú An (Bến Cát, Bình Dương) nổi tiếng trên thế giới là xã duy nhất ở Việt Nam sinh ra 4 ông chủ tịch của 4 cấp chính quyền. Đó là nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1942 tại ấp Phú Thuận; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn, ở ấp Bến Liễu; nguyên Chủ tịch UBND huyện Bến Cát Nguyễn Văn Khải tại ấp Phú Thuận và Chủ tịch UBND xã Phú An Nguyễn Văn Tuấn, thường trú ở ấp An Thuận.

Phú An (Bến Cát, Bình Dương) nổi tiếng trên thế giới là xã duy nhất ở Việt Nam sinh ra 4 ông chủ tịch của 4 cấp chính quyền. Đó là nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1942 tại ấp Phú Thuận; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Hoàng Sơn, ở ấp Bến Liễu; nguyên Chủ tịch UBND huyện Bến Cát Nguyễn Văn Khải tại ấp Phú Thuận và Chủ tịch UBND xã Phú An Nguyễn Văn Tuấn, thường trú ở ấp An Thuận.

bb
Đường vào Phú An

Xã Phú An có gần 20km2 đất tự nhiên, với hơn 6.500 người sinh sống ở 5 ấp: An Thuận, Bến Giăng, Bến Liễu, Phú Thuận và Phú Thứ. Xã nằm giữa hai dòng sông: Sông Sài Gòn và sông Thị Tính.

Sông Sài Gòn ngăn cách xã với thành phố (TP) Hồ Chí Minh. Sông Thị Tính ngăn cách xã với TP Thủ Dầu Một. Nhờ địa hình sông nước hiểm trở, nhờ có hàng trăm km địa đạo bí mật dưới lòng đất và nhờ có lòng dân kiên trung một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ mà Đảng ủy xã Tây Nam (nay phần chính thuộc về xã Phú An), Huyện ủy Bến Cát, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, Khu ủy Sài Gòn-Gia Định và Trung ương Cục miền Nam được bảo vệ an toàn suốt trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Trước năm 1975, xã Phú An nằm trong vùng “Tam giác sắt”(Bến Cát, Bình Dương-Trảng Bàng,Tây Ninh-Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) và luôn vang dội với những chiến công oanh liệt.

“Ở đây nhà nào cũng anh dũng và đã từng bị bom đạn giặc bắn phá nhiều lần. Các gia đình đều có người hy sinh cho Tổ quốc. Riêng nhà cô Sáu Hoàng có tới 4 liệt sĩ”- bà Nguyễn Thị Hoàng (bà con thường gọi là cô Sáu Hoàng, 75 tuổi, chị gái nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết) bùi ngùi cho biết.

Tri ân những người đã chiến đấu bảo vệ vùng đất này, như các anh hùng Nguyễn Văn Đực, Võ Thị Huynh, các liệt sĩ…; người dân Phú An đã sớm giác ngộ cách mạng, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Ngày nay, về thăm Phú An, ai ai cũng đều tận nghe thấy: Người dân tích cực học tập, lao động theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Giao thông đường thủy, đường bộ đều rất thuận lợi, xóa đi những ám ảnh phải đi lại trên những con đường mòn trong ốc đảo. Nhà cao cửa rộng, xây dựng khang trang tập trung ở hai bên tuyến tỉnh lộ 744 và 748 ngày càng nhiều. Hình ảnh những anh hùng, liệt sĩ,  chiếc gậy tầm vông… được trân trọng giữ gìn. Những chứng tích máy bay B52, xe tăng bọc thép, tàu chiến …được bảo vệ cẩn thận.

Chủ tịch UBND xã Phú An-ông Nguyễn Văn Tuấn phấn khởi: “Càng tự hào với chiến công năm xưa, bà con xã Phú An càng thi đua xây dựng quê hương bấy nhiêu. Xã Phú An nổi tiếng có Trường THPT Tây Nam, có nghề làm bánh tráng truyền thống, có Trung tâm thương mại Phú Thứ, có hơn 20 doanh nghiệp, có tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh-chủ khu Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật (Làng tre Phú An)-người được UNDP trao giải thưởng Xích đạo(Prix Equateur). Xã Phú An đã xóa được đói, còn 0,59% hộ nghèo sẽ xóa vào năm 2013…”

Hoàng Cư

Đọc thêm