Vị lương y được mệnh danh khắc tinh của rắn độc

(PLVN) - Mảnh đất Tây Nguyên đã đưa đẩy ông Phạm Duy (SN 1937, quê xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) tiếp nối nghề thuốc đông y gia truyền. Nhiều năm qua, bài thuốc “Đoạt mệnh tán” của ông đã cứu được hàng ngàn người bị rắn độc cắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Lương y Phạm Duy bên cây thuốc trong vườn nhà.

Bài thuốc "Đoạt mệnh tán"

Người dân khắp xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) không ai không biết tiếng thầy lang bốc thuốc Đông y Phạm Duy với bài thuốc “Đoạt mệnh tán” cứu giúp người không may bị rắn độc cắn. Đến với thầy không chỉ có những người bị rắn cắn có quen biết trước, ngay cả những ca bệnh nhân được bệnh viện trả về thầy Duy cũng “ra tay” chữa trị một cách dứt điểm, nhanh chóng.

Được biết, ở quê nhà, thầy Duy sinh ra và lớn lên trong dòng họ có tiếng là có nhiều người bốc thuốc Đông y hay. Ngay từ khi ông còn là cậu bé, người cha quá cố của ông đã tận tình chỉ dạy công dụng của từng cây thuốc, cách bào chữa mong con trai có thể biết cách tự bảo vệ mình và những người thân.

Nhờ vậy, ông nhanh chóng nắm bắt các bài thuốc gia truyền của gia đình. Tuy nhiên, khi lớn lên, ông lại không theo nghề thuốc của gia đình mà quyết định làm một người thầy giáo, mang con chữ đến với đồng bào. Gắn bó với nghành sư phạm tại huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) được một thời gian dài, năm 1985, thầy Duy quyết định đưa vợ con vào thôn Hòa Nam 1 (huyện Buôn Đôn) để định cư.

Nơi đây vào thời ấy còn hoang sơ rừng núi, chim muông phong phú đếm không suể. Điều đáng nói là bên cạnh những loài sinh vật có ích thì còn có những loài mang độc tố, khi chúng tấn công con người thì nhanh chóng tước đoạt đi mạng sống của đối phương.

Nhớ lại thời gian còn khó khăn thuở mới đặt chân đến mảnh đất này lập nghiệp, thầy Duy chia sẻ: “Dân cư thưa thớt nhưng đi đâu tôi cũng thấy có người bị cóc điên, đặc biệt là rắn độc cắn. Người có điều kiện thì được đi khám chữa, nhưng đa phần đều nghèo khổ, họ đành cam chịu nằm nhà chờ tử thần đến mang đi. Chứng kiến cảnh đó, tôi nhận thức được rằng bản thân mình cần phải làm gì đó giúp đỡ mọi người xung quanh. Do đó, tôi đã bắt tay vào bào chế thuốc gia truyền “Đoạt mệnh tán” cứu giúp người dân. Khi đến đây, các bệnh nhân quằn quại trong cuộc chiến giành dật sự sống với bàn tay tử thần. Nhưng, sau khi uống thuốc, thấy họ khỏe mạnh, tươi cười trở về với gia đình. Điều đó là động lực thúc đẩy tôi ngày càng tâm huyết hơn nữa với nghề bốc thuốc cứu người”.

Nói về bài thuốc của thầy Duy, ông Lê Văn Quyết (Chủ tịch UBND xã Ea Nuôl) chia sẻ: “Ông Duy hành nghề chữa bệnh cứu người ở địa phương đã nhiều năm. Mặc dù chưa được cấp phép nhưng bài thuốc gia truyền của ông Duy đã cứu sống được rất nhiều người, đặc biệt là rắn cắn. Năm 1994, người em rể của ông bị rắn độc cắn cũng được ông Duy chữa khỏi chỉ trong thời gian ngắn”.

Cứu hàng ngàn người bị rắn độc cắn

Rắn có nhiều loại, trong đó có nhiều loài rất độc, nếu ta vô tình chạm mặt có thể dẫn đến mất mạng. Nó chính là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ và hậu quả khó lường. Những bệnh nhân đến với thầy Duy là những nạn nhân không may mắn, không chú ý khi đến gần loài động vật nguy hiểm này và bị chúng tấn công.

Đáng kể là trường hợp ông Y Bliết (SN 1953, ngụ Buôn Ky, TP.Buôn Ma Thuột). Bệnh nhân này bị rắn cắn vào thái dương trái trong lúc đang chặt chuối ngoài rẫy nhà. Do không thể garo nên chỉ sau vài giờ sau đó, ông Y Bliết đã có hiện tượng mắt mờ, khó thở, miệng bị cứng lại không há được. Sau khi bệnh nhân được đưa đến điều trị tại nhà thầy Duy, tình trạng bệnh nhân đã nhanh chóng tốt dần lên, sau 4 ngày có thể trở về nhà.

Hay như trường hợp của anh Tuấn (ngụ thôn Hòa Nam 1) đi thả ống lươn ngoài đồng giấc tờ mờ sáng, không may bị rắn độc cắn. Trao đổi với chúng tôi, anh chia sẻ: “Trong khi lúng túng, không biết xử trí ra sao, tôi vội chạy về gõ cửa nhà ông Duy để được ông chữa trị. Rất may, chỉ sau 3 ngày, tôi đã đi lại và hoạt động bình thường. Thật may mắn, nếu không có ông Duy tôi không biết giờ mình có còn được ngồi đây nói chuyện thế này hay không”.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh viện “lắc đầu” trả về, người nhà chỉ còn biết đưa đến cầu cứu thầy Duy với hy vọng mong manh. Đó là trường hợp của anh Y Bi Knul (SN 1982, ngụ buôn Niêng 2, xã Ea Nuôl). Năm 1997, trong một lần bị rắn độc cắn, anh được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu. Điều trị tại đây được vài ngày, độc tố trong người Y Bi vẫn không có chiều hướng thuyên giảm, ông Y Blul Êban (bố của Y Bi) đề nghị được chuyển con trai xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa điều trị.

Đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, kì bí cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy từ thú dữ, rắn rết…

Cha con ông Y Blul kiên trì đi lại, liên tục thuốc thang. Nghe ai mách gì, ông Y Blul đều làm theo cho đến khi trong nhà chẳng còn gì bán nhưng bệnh tình con trai vẫn không bớt. Đúng lúc này, một người bạn mách ông nên đưa Y Bi đến nhà thầy Duy để điều trị bằng thuốc đông y. Đáng ngạc nhiên, chỉ sau mười ngày, Y Bi đã dần khỏe lại, độc tố trong người cũng không còn đáng kể. Cho đến nay, Y Bi hoàn toàn khỏe mạnh, học hành thành đạt và đã lập gia đình.

Tương tự, một đêm đầu năm 2012, bà Đặng Thị Thúy (giáo viên trường THCS Ea Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) cũng bị một con rắn lục đuôi đỏ cắn. Ngay sau khi bị rắn độc tấn công, bà Thúy được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.

Nằm điều trị tại đây được 3 ngày, bà Thúy xin ra viện và tìm đến một thầy lang người Thái để hút nọc độc nhưng tình hình thì vẫn không có gì thay đổi. Trong lúc cả gia đình đều tuyệt vọng, may mắn, bà Thúy biết đến thầy Duy với phương thuốc Đoạt mệnh tán. Đáng mừng, điều trị trong vòng 3 ngày thì nọc độc trong người bà Thúy đã “biến mất” và sức khỏe bà nhanh chóng ổn định trở lại.

Không lâu sau đó, anh A Thi (ngụ thôn Kon Tum Kơ Pơng 2, xã Đắk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cũng đến nhà thầy Duy điều trị vì bị rắn trun cắn. Được biết, trường hợp anh A Thi cũng được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa TP.Kon Tum điều trị nhưng các bác sĩ lắc đầu vì không thể chữa được.

Thư cảm ơn phụ huynh bệnh nhân Trần Ngọc Ly gửi đến lương y Phạm Duy.

Trong tâm trạng bi quan, anh được mọi người đưa về nhà phó mặc cho số phận. Trớ trêu thay, cũng trong thời gian này, A Thi tiếp tục bị rắn hổ mang phun nọc độc vào mặt khiến cả hai mắt gần như không nhìn thấy gì. Không chấp nhận nhìn em trai ra đi như vậy, anh A Bẹ (anh trai A Thi) không ngừng thăm dò để tìm đến những bài thuốc từng trị được nọc độc của rắn. May mắn, trong một lần dò tìm trên mạng, A Bẹ biết đến thầy lang Phạm Duy. Cũng như rất nhiều trường hợp bệnh nhân khác đến đây, tình trạng anh A Thi nhanh chóng tiến triển tốt hơn, không những sức khỏe được phục hồi mà đôi mắt cũng đã trở lại hoạt động bình thường và khỏi hẳn.

Thầy Duy tâm sự: “Tùy thuộc vào từng loại rắn, từng loại nọc độc mà cách bào chữa thuốc khác nhau. Nếu người bị rắn cắn biết được chính xác mình đã bị rắn gì cắn thì sẽ dễ dàng hơn trong việc bốc thuốc. Riêng đối với những trường hợp nạn nhân bị rắn cạp nong, cạp nia tấn công quá 1,5 giờ đồng hồ thì độc tố lúc này đã phát tán khắp cơ thể, khó lòng cứu chữa”.

Ngoài điều trị các loại độc rắn, thầy Duy còn dày công nghiên cứu và ứng dụng bài thuốc gia truyền của gia đình điều trị dứt điểm một số căn bệnh nan y, mà theo thầy thì đó là những căn bệnh “nhà giàu”.

Như trường hợp của chị Trần Ngọc Ly (SN 1992, ngụ quận Ba Đình, Hà Nội). Măm 2008, chị Ly có dấu hiệu đau nửa đầu bên trái, đến bệnh viện khám thì phát hiện một khối u ở hốc mắt trái, gây chèn ép dây thần kinh thị giác. Tưởng như bao ước mơ, dự định tương lai đã chấm dứt, rất may nhờ phương thuốc của thầy Duy đến với chị kịp thời nên không bao lâu sau khối u trên người chị đã “biến mất”.

Còn bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1955, ngụ xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) bị liệt 3 giây thần kinh, mặt sưng to, liên tục trong thời gian dài bà ăn không ngon, ngủ không yên, đến bệnh viện thăm khám thì kết quả cho thấy bà bị ung thư vòm họng. Nhưng nhờ bài thuốc Đoạt mệnh tán của thầy Duy, cho đến nay bệnh tình bà Lâm đã giảm xuống 70%.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau khớp, sỏi thận, bướu cổ, gan, vẩy nến, tổ đỉa… cũng được ông Duy điều trị khỏi hẳn bằng bài thuốc “Đoạt mệnh tán”. Trong nhà thầy Duy còn lưu giữ nhiều thư cảm ơn của thân nhân bệnh nhân gửi đến nhằm tỏ lòng biết ơn thầy. Đồng thời, họ mong muốn phương thuốc gia truyền của thầy được nhiều người biết đến hơn nữa, mang hy vọng đến cho nhiều người bệnh hơn.

Đọc thêm