Theo đó, Báo cáo nêu rõ những vấn đề bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành Luật PCBLGĐ. Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về PCBLGĐ cho thấy hầu như chưa có địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong báo cáo hành vi bạo lực gia đình.
Cụ thể, Luật quy định hằng năm trong báo cáo của UBND cấp xã trước HĐND cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội phải có nội dung về tình hình và kết quả PCBLGĐ. Song chỉ có một số ít xã, phường ở cơ sở đưa nội dung PCBLGĐ vào báo cáo hàng năm của HĐND cùng cấp như quy định. Công tác PCBLGĐ hiện nay chưa thực sự được chính quyền một số địa phương quan tâm. Một số địa phương chưa nhận thức rõ trách nhiệm quản lý về PCBLGĐ.
Về công tác thông tin và truyền thông trong PCBLGĐ, Báo cáo cũng cho biết cơ sở dữ liệu là căn cứ quan trọng để làm cơ sở xây dựng và triển khai chính sách về PCBLGĐ, thế nhưng dữ liệu được tổng hợp chính thống từ các địa phương bị sai số ngay từ bước đầu thu thập thì những công đoạn tiếp theo có thực hiện chính xác cũng không có giá trị sử dụng. Việc sử dụng dữ liệu sai để hoạch định chính sách sẽ cho kết quả là chính sách sai, không phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật PCBLGĐ đến nay, ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch vẫn chưa có được một bộ số liệu chính thống và sát với thực tế PCBLGĐ để phục vụ cho công tác tham mưu, quản lý nhà nước về gia đình là một hạn chế lớn nhất của ngành...