Việc tu bổ chùa Đông Nam, dân cần nhưng "quan" chưa vội?

Chùa Đông Nam (thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc tu bổ, xây dựng lại di tích văn hóa cấp tỉnh này đã được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tán thành. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chùa vẫn chưa được tu bổ, xây dựng lại thuận lợi vì sự thiếu "chung tay" của chính quyền địa phương.

[links()]Chùa Đông Nam (thị trấn Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc tu bổ, xây dựng lại di tích văn hóa cấp tỉnh này đã được Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tán thành. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Chùa vẫn chưa được tu bổ, xây dựng lại thuận lợi vì sự thiếu "chung tay" của chính quyền địa phương.

Trên cơ sở kiểm tra thực tế tại di tích chùa Đông Nam, tra cứu các nguồn tài liệu và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản số 1507/SVHTTDL  - DSVH ra ngày 4/9/2012  gửi Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân về những nội dung liên quan đến việc tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Nam.

Chùa Đông Nam đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc xây dựng, tu bổ về cơ bản đã được Sở VH - TT - DL tỉnh Thanh Hóa chấp thuận
Chùa Đông Nam đã xuống cấp nghiêm trọng. Việc xây dựng, tu bổ về cơ bản đã được Sở VH - TT - DL tỉnh Thanh Hóa chấp thuận

Trong văn bản số 1507 do Phó Giám đốc Sở VH - TT - DL tỉnh Thanh Hóa Phạm Duy Phương ký nêu rõ: Vì có không ít giá trị lịch sử đặc biệt, vào 9/2/1995, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin (cũ) đã xếp hạng Chùa Đông Nam là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh tại Quyết định số 25/VH – QĐ. Kể từ khi di tích đước xếp hạng đến nay, chính quyền địa phương đã quản lý, bảo vệ và phát huy những giá trị của nó trong việc phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân thị trấn cũng như phật tử xa gần.

Bên cạnh đó, trong văn bản của Sở VV - TT - DL tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, trước 9/2/1995, khi di tích chưa được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, hiện trạng Chùa Đông Nam chỉ có 1 ngôi nhà nhỏ cấp 4. Trong đó được phân chia ra các cung thờ Phật, thờ Mẫu, thờ Tổ và các công trình phụ trợ khác. Hiện trạng của Chùa tính đến ngày 15/4./2011 khi có Công văn thỏa thuận hồ sơ Thiết kế kỹ thuật của Sở gồm các hạng mục: Nhà Tam Bảo, Nhà Mẫu, Nhà Tổ, Cổng Tam quan.

Cả 4 công trình trên theo kết luận của Sở VH - TT - DL là được nhân dân làm 1 cách tự phát, không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, không được lập mặt bằng tổng thể, không có sự cho phép của cơ quan chuyên môn cũng như các cấp chính quyền quản lý. Điều đó cho thấy Chùa Đông Nam không phải là 1 công trình kiến trúc cổ. Các yếu tố gốc của di tích ngày nay không để lại 1 dấu tích nào.

Cổng Tam quan mới được xây dựng có kiểu dáng kiến trúc giống hồ sơ TKKT đã được thẩm định.Cổng Tam quan mới được xây dựng có kiểu dáng kiến trúc giống hồ sơ TKKT đã được thẩm định.

Trước tình hình trên, sở VH - TT - DL cho rằng việc phục dựng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục công trình, hạ tầng kỹ thuật của Chùa Đông Nam là hết sức cần thiết. Việc này đảm bảo việc đáp ứng, phục vụ sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn.

Theo Đại đức Thích Thanh Quang, Trụ trì Chùa Đông Nam, trong thời gian chờ cấp phép và xây dựng chùa khi ngôi chùa cũ đã quá tồi tàn, không đảm bảo được cảnh quan cũng như không gian để Phật tử đến chùa thể hiện tín ngưỡng, không ít người đã có những kiến nghị gửi lên các cấp, các ngành phản ánh về việc sai phạm trong công tác tu bổ, tôn tạo.

Tuy nhiên, theo kết luận của Sở VH - TT - DL sau khi kiểm tra thực tế cũng đã có kết luận về 1 số hạng mục công trình và kết luận hầu hết   các công trình về cơ bản vẫn còn nguyên hiện trạng.  Nhà chùa giữ lại được toàn bộ hệ thống tượng thờ, và si cổ thụ. Cổng Tam quan được xây mới có kiểu dáng kiến trúc hoàn toàn giống hồ sở thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định, thỏa thuận từ trước.

Đại đức Thích Thanh Quang bày tỏ: "Trước đây, diện tích tổng thể của Chùa Đông Nam là hơn 5000 m². Tuy nhiên, theo thời gian, diện tích chùa ngày càng bị lấn, đến nay, diện tích chùa chỉ có hơn 300 m². Vì vậy theo kế hoạch, để đủ không gian cho các Phật tử, khách đến lễ, thăm chùa, việc xây dựng chùa phải xây dựng cao hơn (2 tầng).

Trong văn bản của Sở VH - TT - DL tỉnh Thanh Hóa cũng đã đề nghị các cơ quan ban ngành địa phương tuyên truyền, giải thích cho nhân dân thị trần Thọ Xuân biết và nắm rõ về mục đích, ý nghĩa cũng như những quy định của pháp luật về công tác tu bổ, tôn tạo di tích nhằm mục đích tạo sự ổn định trên địa bàn, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để huy động tối đa các nguồn lực trong việc tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Nam đạt hiệu quả về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.

Sở VH - TT - DL  đã đề nghị các cơ quan chức năng huyện Thọ Xuân phối hợp với Ban Quản lý di tích - Danh thắng hướng dẫn chủ đầu tư thuê tư vấn thiết kế có kinh nghiệm và đủ chứng chỉ hành nghề để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật các hạng mục Chùa Đông Nam theo các quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, việc trùng tu, xây dựng lại Chùa Đông Nam đã việc làm cần thiết và đã được Sở VH - TT - DL tỉnh Thanh Hóa cho phép. Đây cũng là nguyện vọng của đại đa số Phật tử ở huyện Thọ Xuân và nhiều địa phương khác.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PLVN Online, tại thời điểm hiện tại, chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự "vào cuộc" để việc xây dựng Chùa Đông Nam diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

"Rất mong chính quyền huyện, chính quyền thị trấn cùng chung tay với Nhà chùa, xây dựng chùa mới khang trang, an toàn hơn để các phật tử chúng tôi có nơi để thể hiện tín ngưỡng" - Phật tử Trịnh Thị Khánh (Thị trấn Thọ Xuân), đại diện cho hàng trăm Phật tử ở thị trấn Thọ Xuân bày tỏ.

Hoàng Phan

 

Đọc thêm