Việt Nam lần đầu mở ngành đào tạo an toàn thông tin

Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm qua công bố, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT - đơn vị thành viên VNPT) được mở ngành đào tạo an toàn thông tin trình độ đại học hệ chính quy. Như vậy, PTIT trở thành trường đại học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam triển khai đào tạo ngành an toàn thông tin.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm qua công bố, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT - đơn vị thành viên VNPT) được mở ngành đào tạo an toàn thông tin trình độ đại học hệ chính quy. Như vậy, PTIT trở thành trường đại học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam triển khai đào tạo ngành an toàn thông tin.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm lớp học của Học viện Bưu chính Viễn thông
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm lớp học của Học viện Bưu chính Viễn thông

Nhân lực an toàn thông tin – vấn đề bức bách

Những năm gần đây, ngay tại Việt Nam, một số mạng thuộc cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp đã bị xâm nhập, tấn công, đánh cắp dữ liệu. Những hành động nghiêm trọng như tấn công, phá hoại hệ thống thông tin quốc gia, các trang web của chính phủ, của các tập đoàn, các tổ chức trên thế giới... đã trở thành một trong các loại tội nghiêm trọng bậc nhất và rất khó ngăn chặn.

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội và có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của mỗi quốc gia. Do vậy, để đảm bảo an toàn thông tin, cần có các kỹ sư lành nghề về an toàn thông tin, đặc biệt cho các cơ sở hạ thông tin trọng yếu như: các cơ quan Chính phủ, y tế, dầu khí, năng lượng điện, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông, thương mại dịch vụ...

Theo “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến 2020” thì để đến năm 2020 Việt Nam đạt 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì từ nay đến năm 2015, nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông có trình độ đại học, cao đẳng là khoảng 125.000 người. Đối với nguồn nhân lực phục vụ cho ngành an toàn thông tin, theo Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020, thì đến năm 2015 Việt Nam phải đào tạo được 1.000 lao động ở cấp độ chuyên gia và theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó cho thấy, thị trường lao động trong nước đang “khát” nhân lực công nghệ thông tin trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Học kiến thức, trang bị đạo đức nghề nghiệp  

Để chuẩn bị mở đào tạo ngành an toàn thông tin, thời gian qua, PTIT đã hợp tác với nhiều trường đại học và đơn vị nghiên cứu danh tiếng trên thế giới, như thỏa thuận hợp tác giữa học viện và Trung tâm nghiên cứu SBA của Cộng hòa Áo, hợp tác với trường Đại học Công nghệ Viên, Đại học khoa học ứng dụng St. Poelten, hợp tác với Đại học kỹ thuật viễn thông và tin học Mát-cơ-va, Đại học Viễn thông Xanh Pê-téc-bua (Nga)...

Từ năm 2012, học viện đã nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện đã thí điểm mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư an toàn thông tin. Sau một năm triển khai khí điểm chuyên ngành an toàn thông tin cho thấy, chương trình đã được thiết kế có tính thực tiễn cao, các môn học cập nhật đào tạo các kỹ năng phân tích, kiểm soát rủi ro trên cả cơ sở công nghệ và quản lý.

Theo đại diện lãnh đạo PTIT, chương trình đào tạo đại học ngành an toàn thông tin của học viện sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, cùng với các kỹ thuật và công cụ đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho hệ thống mạng máy tính, kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, an toàn cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và internet, các kỹ thuật phòng thủ, chống tấn công xâm nhập mạng, các vấn đề chính sách, chuẩn hóa an toàn...

Trên cơ sở đó, phát triển khả năng sáng tạo và học tập độc lập cần thiết để sinh viên có thể tiếp tục phát triển chuyên môn, nghiên cứu chuyên sâu, và đạt được những kỹ năng và sáng tạo mới ở mức cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt với tính đặc thù của ngành an toàn thông tin khác với những ngành đào tạo khác, ngay trong quá trình đào tạo, học viện sẽ có các nội dung bồi dưỡng nâng cao chuẩn mực hành vi đạo đức, tính kỷ luật, đam mê, tâm huyết với nghề cho sinh viêna an toàn thông tin.

Đại diện PTIT cho biết, ngay trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2013 năm nay, học viện đã dành 150 chỉ tiêu để tuyển sinh ngành an toàn thông tin.

Nguyễn Xuân

Đọc thêm