Ông Hà Xuân Đức - Giám định viên, Bộ Công an cho biết đã trích xuất thiết bị giám sát hành trình trên xe container. "Theo như dữ liệu chúng tôi, trong thời điểm lúc 15h38p59' tốc độ được ghi ở trong bộ nhớ giám sát hành trình xe container là 62km/h, thời điểm giây tiếp theo giám sát hành trình ghi tốc độ là 0. Căn cứ vào dữ liệu giám sát hành trình chúng tôi không ghi nhận trước thời điểm 15h38p 59'" - ông Đức nói.
Vậy thiết bị giám sát hành trình có phải là căn cứ, hay cụ thể thiết bị này có phải là một thông số quan trọng, đủ tiêu chuẩn để cơ quan điều tra căn cứ vào đó để ra kết luận điều tra và tòa tuyên án bị cáo Hoàng 6 năm tù?
Trước đây báo PLVN đã có loạt bài phản ánh về những bất cập trong quy trình “phạt nguội”, có độ vênh kết quả giữa công-tơ-mét, thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) và máy đo tốc độ của CSGT.
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông – Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đối với thiết bị giám sát hành trình qua sóng vệ tinh (thường gọi hộp đen), ông Nhật nói rằng thiết bị này không nằm trong danh mục thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính, không nằm trong danh mục phương tiện của Thông tư 23 của Bộ KHCN mà chỉ được quy định trong Nghị định 86 của Bộ GTVT.
Đây là thiết bị ngành, chỉ có giá trị cho ngành Giao thông thực hiện quản lý xe chạy theo tuyến, điểm vào điểm ra, đảm bảo tài xế không chạy quá số giờ quy định. Đặc biệt kết quả đo tốc độ của “hộp đen” không có giá trị để xử phạt.
Khi PV đặt câu hỏi theo quy định pháp luật, trong các thông tin bắt buộc “hộp đen” truyền dữ liệu về cơ quan quản lý, có thông tin tốc độ, vậy kết quả này liệu có giá trị gì hay không? Đại diện C67 khẳng định: “Đó vẫn là việc quản lý của ngành Giao thông. Câu chuyện quản lý và xử phạt khác, nếu xử phạt thì phải căn cứ vào Luật Xử phạt vi phạm hành chính”.
Thượng tá Nhật thông tin tiếp, khi điều tra vụ tai nạn giao thông, có nhiều cách tính tốc độ phương tiện, trong đó kết quả tốc độ của hộp đen là thông tin tham khảo, còn vẫn dựa vào kỹ thuật hình sự.
Ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT) cũng cho biết rằng: "Thiết bị GSHT không nằm trong danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 165/2013/NĐ-CP.
Do vậy kết quả tốc độ do thiết bị GSHT ghi nhận không phải là căn cứ pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nhưng là căn cứ để cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Vậy thì thông số của thiết bị GSHT có được coi là thông tin hay bằng chứng để kết án bị cáo Hoàng khi mà cả hai cơ quan là Bộ Công an và Bộ Giao thông cho tằng thiết bị này không nằm trong danh mục các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính, chứ chưa nói đến việc xử lý hình sự.
Cần phải trả hồ sơ, điều tra lại vụ án này để bảo vệ sự nghiệm minh của luật pháp.
LS Giang Hồng Thanh, VP Luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội), đặt câu hỏi cho ông Hoàng Xuân Đức: Trong kết luận giám định, quá trình kiểm tra mất dữ liệu của giám sát hành trình, vậy căn cứ nào để nói xe container không giảm tốc độ từ từ mà giảm tốc độ từ 62km/h về 0 ngay?
Lý giải câu hỏi trên, ông Đức cho biết, dữ liệu Giám định viên phát hiện ghi nhận từ thiết bị giám sát hành trình trên xe container từ lúc 15h38'59" tốc độ là 62km/h sau đó về 0 ngay, còn những dữ liệu đã mất giám định viên không xác định được lý do nên không trả lời được.
Luật sư Thanh cho rằng, khi không xác định được các dữ liệu đã mất thì khó có thể khẳng định được tốc độ 62km/h về 0 được. Ngay trước khi tốc độ về 0, khoảng thời gian mất dữ liệu đó biết
Trước câu hỏi của luật sư Thanh, liệu rằng trong khoảng thời gian mất dữ liệu đó có ghi nhận tốc độ giảm từ từ của tài xế container được không? Giám định viên Hoàng Xuân Đức xin phép không trả lời.