Con đường “đầu voi đuôi chuột”
Ngày 31/10/2019, UBND huyện Gia Lâm ban hành Quyết định số 8203/QĐ – UBND về việc: Phê duyệt danh mục dự án, dự toán và kinh phí hỗ trợ đầu tư đường giao thông ngõ, xóm thôn, TDP trên địa bàn các xã: Cổ Bi, Trung Mầu, Phù Đổng, Yên Viên (Giai đoạn II). Trong đó, xã Yên Viên được phê duyệt cải tạo, nâng cấp đường giao thông ngõ, xóm tại thôn Kim Quan, thôn Yên Viên và thôn Lã Côi. Tổng chiều dài đường giao thông được phê duyệt của xã Yên Viên là 1.443m, gồm 27 tuyến đường.
Cụ thể, thôn Yên Viên gồm 8 tuyến với chiều dài 394m, thôn Kim Quan gồm 12 tuyến với chiều dài 608m, thôn Lã Côi gồm 7 tuyến với chiều dài 441m. Tổng giá trị dự toán là 4.515.340.000 đồng. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu hơn 1,7 tỷ đồng sẽ được ngân sách huyện Gia Lâm hỗ trợ hoàn toàn. Phần còn lại bao gồm chi phí nhân công và máy do Ngân sách xã và nhân dân huy động, ủng hộ, đóng góp theo quy định.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được phản ánh có nhiều bất cập liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thôn tại xóm Mới (xã Yên Viên). Ngay sau đó, PV báo Pháp luật Việt Nam đã có mặt tại xóm Mới, làng Vân, thôn Yên Viên (xã Yên Viên) để mục sở thị con đường “đầu voi đuôi chuột” gây bức cho người dân.
Theo quan sát của phóng viên, con đường dài khoảng gần 120m với bề rộng 2m, chạy giữa 18 hộ dân xóm Mới đang dần đi vào hoàn thiện. Đáng ngạc nhiên, đoạn đường sâu cuối ngõ có chiều dài khoảng hơn 60m lại chỉ rộng 50 – 70cm, một người lớn đi lại còn khó khăn, xe máy hoàn toàn không đi vào được.
Con đường xóm Mới rộng 2m bị nhiều hộ dân lấn chiếm chỉ còn khoảng 50 - 70cm |
Lý giải cho điều bất thường này, ông Đào Văn Lộc cho hay: “Khi các cán bộ xã, thôn vào nhà chúng tôi vận động việc tháo dỡ công trình vi phạm trên ngõ đi chung họ đều hứa tất cả những gia đình vi phạm đều sẽ phải phá bỏ, không có trường hợp ngoại lệ. Tất cả phải để trả lại con đường rộng 2m cho thôn đúng theo quy hoạch trước đây vì lợi ích chung của cả thôn.
Thế nhưng, việc này chỉ được “áp dụng” với những hộ gia đình chấp hành gương mẫu các quy định của Nhà nước, còn đối với các hộ chây ì thì không bị giải tỏa. Bởi vậy, con đường mà người dân trong thôn mong đợi giờ đây lại có hình dạng kì dị như vậy”.
Cùng chung nỗi niềm như ông Lộc, bà Bà Đỗ Thị Thịnh (người dân tại xóm Mới) đang chặt bỏ cây trứng gà sai trĩu quả để trả lại con đường đi rộng thoáng cho thôn bức xúc: “Con đường này trước đây ít người đi lại nên nhiều nhà xây dựng công trình lấn chiếm. Năm nay nhà nước đầu tư tiền bạc cho nâng cấp, cải tạo đường thì chúng tôi yêu cầu phải làm thẳng, đúng diện tích, kích thước theo quy hoạch chứ sao lại lồi ra lõm vào như thế này?
Đường gì mà ngoằn nghèo, chỉ đủ làm lối thoát nước thì ai nhìn được, ai đi được? Làm đường mà không đi được như này chỉ tốn tiền bạc của nhà nước, tốn thời gian, công sức của dân mà không mang lại hiệu quả”.
Đường ống thoát nước ngoằn nghèo như rắn bởi diện tích đường đi của xóm Mới bị nhiều hộ dân xây dựng lấn chiếm |
Lý giải cho điều bất thường này, ông Đào Văn Lộc cho hay: “Khi các cán bộ xã, thôn vào nhà chúng tôi vận động việc tháo dỡ công trình vi phạm trên ngõ đi chung họ đều hứa tất cả những gia đình vi phạm đều sẽ phải phá bỏ, không có trường hợp ngoại lệ. Tất cả phải để trả lại con đường rộng 2m cho thôn đúng theo quy hoạch trước đây vì lợi ích chung của cả thôn.
Thế nhưng, việc này chỉ được “áp dụng” với những hộ gia đình chấp hành gương mẫu các quy định của Nhà nước, còn đối với các hộ chây ì thì không bị giải tỏa. Bởi vậy, con đường mà người dân trong thôn mong đợi giờ đây lại có hình dạng kì dị như vậy”.
Cùng chung nỗi niềm như ông Lộc, bà Bà Đỗ Thị Thịnh (người dân tại xóm Mới) đang chặt bỏ cây trứng gà sai trĩu quả để trả lại con đường đi rộng thoáng cho thôn bức xúc: “Con đường này trước đây ít người đi lại nên nhiều nhà xây dựng công trình lấn chiếm. Năm nay nhà nước đầu tư tiền bạc cho nâng cấp, cải tạo đường thì chúng tôi yêu cầu phải làm thẳng, đúng diện tích, kích thước theo quy hoạch chứ sao lại lồi ra lõm vào như thế này?
Đường gì mà ngoằn nghèo, chỉ đủ làm lối thoát nước thì ai nhìn được, ai đi được? Làm đường mà không đi được như này chỉ tốn tiền bạc của nhà nước, tốn thời gian, công sức của dân mà không mang lại hiệu quả”.
Có thể thấy, với tình hình hiện tại dù con đường xóm Mới có được hoàn thành đẹp đẽ nhưng sẽ có khoảng 10 hộ gia đình không sử dụng đến nó dù vô cùng mong muốn. Bởi những hộ gia đình này nằm dọc trên đoạn đường bị thu hẹp như “nút thắt cổ chai”.
Được biết, trước đó vào những ngày đầu thực hiện dự án, đội ngũ thi công làm ăn vô cùng cẩu thả. Đường cống thoát nước họ để nổi trên mặt đường cũ, không hề đào sâu xuống lòng đất và cao hơn cả nền nhà của dân. Nhận thấy điều bất hợp lý, người dân xóm Mới đã đồng loạt phản đối. Sau đó, chính quyền xã Yên Viên đã yêu cầu đội ngũ thi công phá dỡ và làm lại đường cống ngầm như hiện tại.
Chính quyền xã có dung túng cho vi phạm?
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Yên Viên cho biết: “Khi thực hiện dự án tôi chỉ nói với thôn với xã là làm theo hiện trạng thực tế. Có nghĩa là dân hiến đất ra rộng thì làm rộng còn dân không hiến thì chấp nhận làm nhỏ”.
Tuy nhiên, một người dân tại xóm Mới bày tỏ quan điểm, việc “hiến đất” này là hoàn toàn vô lý. Bởi diện tích đất các hộ gia đình đang lấn chiếm là thuộc đường đi chung của xóm Mới đã được quy hoạch từ cuối những năm 80, ngay khi người dân được phân đất giãn dân ra sinh sống tại đây.
“Theo đúng quy định của pháp luật thì những hộ gia đình này phải trả lại đất thuộc lối đi chung cho địa phương khi nâng cấp, cải tạo đường. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân chứ không phải trông chờ vào sự tự nguyện của họ giống như lời Chủ tịch UBND xã Yên Viên nói”, người này bức xúc chia sẻ với PV.
Cũng theo ông Kỷ, hiện tại xóm Mới còn 3 hộ gia đình đang xây dựng nhà kiên cố lấn chiếm ra đường đi chung của xóm. Tất cả những hộ gia đình đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và đều xây dựng từ năm 2010 trở về trước. Ba hộ gia đình này đã sinh sống, sử dụng đất ổn định, lâu dài diện tích đất nói trên nên “không thể phá nổi”.
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định về Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 như sau:
“Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm”.
Do đó, nếu GCNQSDĐ được cấp cho những hộ gia đình này bao gồm cả phần đất lấn chiếm vào đường đi chung của xóm Mới thì cần phải xem xét lại việc cấp GCNQSDĐ cho những trường hợp này đã đúng với quy định của pháp luật?
Một căn nhà xây lấn chiếm ra ngõ đi chung của xóm mới gần 1m nhưng được UBND xã Yên Viên cho phép tồn tại. |
Thiết nghĩ, việc xây dựng trái phép trên đất công là vi phạm quy định của pháp luật, nhưng UBND xã Yên Viên vẫn để những công trình này tồn tại thì lý do thực sự xuất phát từ đâu? Liệu có sự “thỏa hiệp”, làm ngơ của UBND xã Yên Viên cho những hộ gia đình vi phạm hay không? Dù câu trả lời ra sao thì tình trạng hiện tại của con đường tại xóm Mới đã gây ra sự bất công đối với những gia đình chấp hành đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, việc làm của UBND xã Yên Viên đã gây bức xúc trong dư luận, đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng.
Hơn hết, theo tinh thần, chủ trương của Chương trình 02/CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, khi việc xây dựng không mang lại lợi ích thiết thực đời sống cho người dân thì dễ gây thất thoát ngân sách của nhà nước.
Ngày 1/7 vừa qua, trong cuộc họp giao ban để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy 6 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02 đã lên tiếng nhắc nhở các địa phương tránh để xảy ra tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, làm không đến nơi đến chốn, gây lãng phí nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Lời nhắc nhở trên của bà Ngô Thị Thanh Hằng được đưa ra là vô cùng kịp thời và cần thiết. Bởi thực tế hiện nay, trong một số tiêu chí nông thôn mới tại nhiều địa phương đã đạt, nhưng kết quả chưa bền vững. Nhiều công trình sau khi hoàn thiện cũng nhanh chóng xuống cấp, chất lượng không đảm bảo để phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. Sự phù hợp về quy mô đầu tư xây dựng cũng như hiệu quả sử dụng cũng là câu hỏi đặt ra đối với không ít công trình tại cá biệt một số thôn, xã trên địa bàn Hà Nội.
Trước những bất cập trên, báo Pháp luật Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hà Nội cần rà soát lại việc nâng cấp, cải tạo 8 con đường giao thông ngõ, xóm thôn tại xã Yên Viên nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước.