Xấu mặt vì Facebook

Minh Hằng, một phóng viên ảnh vô cùng ngỡ ngàng khi mở trang Facebook của mình ra, thấy xuất hiện hình ảnh mình trong tư thế ngủ rất… ghê gớm. Điều tra ra thì thủ phạm chính là người bạn ở cùng phòng đã dùng chiêu này để trêu đùa bạn... Đây chỉ là một trong vô vàn tình huống “dở khóc dở cười” vì Facebook.

Từ khi ra đời cách đây gần chục năm, mạng xã hội Facebook đã trở thành mối liên kết mà hàng triệu người tham gia. Ở Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây phong trào “chơi” Facebook cũng trở thành một trào lưu nhằm chia sẻ, kết nối bè bạn của tầng lớp thanh niên. Thế nhưng, đằng sau những mặt tiện lợi của nó là hàng loạt hậu quả cũng như nhiều phen mà người sử dụng phải “dở khóc dở cười”.

Trên Facebook,  bất cứ ai cũng có thể vào đưa ảnh lên, bình luận hoặc chia sẻ, thậm chí có kẻ tán hươu tán vượn, chửi bới mà không ai kiểm soát được.
Trên Facebook, bất cứ ai cũng có thể vào đưa ảnh lên, bình luận hoặc chia sẻ, thậm chí có kẻ tán hươu tán vượn, chửi bới mà không ai kiểm soát được.
Bỗng dưng xấu mặt
Minh Hằng, một phóng viên ảnh vô cùng ngỡ ngàng khi mở trang Facebook của mình ra, thấy xuất hiện hình ảnh mình trong tư thế ngủ rất… ghê gớm. Điều tra ra thì thủ phạm chính là người bạn ở cùng phòng đã dùng chiêu này để trêu đùa bạn. Đây không phải lần đầu tiên Hằng bị bạn của mình bêu xấu trên trang mạng đầy tiện lợi nhưng cũng không ít phiền toái này. Bởi ai dùng Facebook cũng dễ dàng tạo một trang cá nhân, ở đó bất cứ ai cũng có thể vào đưa ảnh lên, bình luận hoặc chia sẻ, thậm chí có kẻ tán hươu tán vượn, chửi bới mà không ai kiểm soát được. Nên có thể nói, tuy là trang cá nhân, là “nhà” của cá nhân nhưng bất cứ ai cũng có thể đến… “trú ngụ” thành ra đó là nơi chẳng an toàn chút nào.
Hằng tâm sự: “Bạn ở cùng mấy lần cho em ăn quả đắng, là chụp hình tư thế xấu xí khi em đang ngủ, hoặc có lúc ngủ tư thế lả lơi, quần áo xộc xệch… em cũng bị bêu lên mạng. Nhắc thì bạn ấy chỉ cười rồi lần sau lại đâu vào đấy”.
Để giải quyết hậu quả vì bị bôi xấu bằng một trò đùa tai hại, Huyền đã phải tốn rất nhiều tiền điện thoại và thời gian để thanh minh, đồng thời bắt người bạn kia phải gỡ hình ảnh xuống. Nhưng dẫu sao thì cô vẫn bị nhiều người khác ném vào mình cục tức cùng nỗi bực mình vô hạn, bởi đưa lên thì nhiều người đã thấy rồi, đã xem đã đọc và bình phẩm rồi.
Nạn nhân khác là bạn Hoàng Yến, nhân viên văn phòng bị bạn có tên Mini lăng mạ trên Facebook rồi còn kết nối để rất nhiều người có thể đọc được. Thông tin lan truyền nhanh, không ít người nhảy vào chửi bới khiến Yến không biết giấu mặt vào đâu.
Yến cho biết, có khi chính người lăng mạ, chửi bới lại tạo một tài khoản khác giả vờ cảm thông theo kiểu “vừa đấm vừa xoa”. Cái nguy hại của mạng xã hội này là chỉ cần không ưa nhau, người ta tạo ra một cái kênh chĩa mũi nhọn về phía người mình ghét. Cũng có khi người ta giả mạo người này để công kích người kia, đôi khi là chính những người chơi chung một nhóm, muốn “loại bỏ” nhau, tạo ra những mâu thuẫn cá nhân vô cùng đau xót. 
Vô văn hóa tràn lan
Sớm nhìn ra những mặt trái và mặt được của mạng xã hội, Khúc Hồng Thiện, một người dùng Facebook chia sẻ: “Với nhiều ưu điểm như tính năng kết nối, chia sẻ cập nhập thông tin, dễ dàng lưu trữ hình ảnh, video clip và nhiều ứng dụng khác, nó thu hút nhiều người tham gia. Mặt trái của người sử dụng trang mạng xã hội này cũng nhiều vô kể, người ta không còn lạ lẫm những câu nói vô học, những hình ảnh vô văn hóa của nhiều bạn trẻ. Chơi Facebook cũng tốn thời gian và nhiều người đã nướng thời gian của mình vào những trò vô bổ ở đó. Nó cũng sinh ra rất nhiều hội liên quan đến các vấn đề tiêu cực trong xã hội.”
Thiện chỉ ra thêm, với lợi thế nhanh, nhạy của Facebook, các đối tượng gái điếm, gái hư cũng dễ dàng chụp ảnh nude, hở hang của mình đẩy lên đó để “chào hàng”. Cũng từ đó, các đoạn clip đen cũng được đẩy vào để bất cứ ai cũng có thể mở ra xem, bình phẩm và rủ nhau vào nhà nghỉ. Hệ quả là nhiều em gái hiền lành cũng rất dễ sa ngã bởi những cạm bẫy rất quyến rũ này. Còn đám thanh niên thì tiện đường hẹn hò rủ nhau đi chơi, đua đòi, không phải gọi điện. Tất cả đã có “anh Facebook” hỗ trợ!.
Cứ lướt mạng rồi nhảy vào các trang Facebook của các teengirl và teenboy sẽ thấy tần suất những phát ngôn gây sốc nhiều vô kể. Có em hạ bệ thầy cô giáo, có em chửi bố mẹ, em khác nói xấu ông bà, người thân. Nói chung là chẳng coi ai ra gì. Nếu để vào thế giới của Facebook mà tìm những trò lố mà nhiều người trẻ nghiện mạng gây ra thì nhiều vô kể. Có kẻ như mắc bệnh “cuồng tục” nên mỗi ngày phải chửi bậy mấy lần mới thấy vui. Có kẻ mạt sát mẹ chỉ vì không được cho tiền mua điện thoại… ngon hơn. 
Thậm chí có cả những vụ như gây tai nạn giao thông bằng chính sự ngỗ ngược, vô cảm của mình, nhưng kẻ gây ra điều đó lại nhẩy lên Facebook nhiếc mắng người gặp nạn. Chưa hết, hắn lại hô hố cười, cho rằng người đó bị nạn là đáng đời, nhiều tuổi rồi thì nên “đi” thôi!. Phải đến khi công an dẫn cả phụ huynh kẻ đó đến xin lỗi người bị nạn, bồi thường xứng đáng, không thì sẽ bị lãnh đủ bởi con trai của người gặp nạn nói sẽ bắt kẻ gây tai nạn cho bố mình phải… ăn no đòn.
Ngay cả cây bút văn mạng ký bút danh Gào (tên thật Vũ Phương Thanh) cũng từng lên mạng phát ngôn sốc, thậm chí chửi bới loạn xạ. Nhiều người cho rằng, những phát ngôn của Gào không chỉ là hình thức để tạo scandan mà đó còn là suy nghĩ lệch lạc của một người có lối sống lệch lạc. Sự ngỗ ngược, vô văn hóa trên Facebook còn thể hiện ở chỗ các Fan cuồng của siêu mẫu, ca sĩ, diễn viên có thể “chiến đấu” nhau để hạ bệ thần tượng của đối phương.
Đây cũng là chiêu bài mà một số ca sĩ hàng thứ cấp dùng để giảm uy tín của nhau, thông qua hệ thống fan cuồng. Theo đó, họ tìm cách chế nhạc, viết truyện, làm thơ chế nhạo vào đời tư của người bị ghét hoặc đang lọt vào tầm của những kẻ thiếu đạo đức.
Chưa có cách trị?
Chưa dám khẳng định facebook đã (có thể) trở thành thảm họa văn hóa và lối sống, nhưng những góc tối của nó ngày càng được lấn rộng bởi người sử dụng. Rõ ràng Facebook không có tội nhưng tư tưởng, thái độ người dùng nó thì đang có vấn đề nghiêm trọng. Họ không dùng vào mục đích kết nối, giao hữu bè bạn khắp nơi mà dùng nó như một trào lưu thể hiện những tiêu cực cá nhân, thể hiện sự phá phách của tuổi trẻ, của sự lệch lạc trong lối sống, sự giáo dục nhân cách đang bị xói mòn. Theo một số nhà tâm lý, xã hội học thì đây là vấn đề phát sinh mà chính họ cũng không ngờ hoặc chưa bao giờ nghiên cứu đến. 
Facebook và các diễn đàn của nó tràn lan, hoạt động tự phát khó kiểm soát và dường như chưa có một liều thuốc đặc trị. Sự nguy hiểm của việc nghiền Facebook cũng như nghiền game mà người ta có thể ngồi cả ngày, thậm chí qua nhiều ngày để “sống” bên nó. Cho nên để bảo vệ con cái, “liều thuốc” hữu hiệu nhất vẫn là sự chăm sóc, giáo dục một cách bài bản, nghiêm khắc của mỗi gia đình.
Trẻ em đến với thế giới ảo một cách hồn nhiên và chúng chưa bao giờ nghĩ đến ở đó có cạm bẫy, chúng rất dễ bị lôi kéo theo lối bầy đàn. Sự học đòi của chúng một cách quá đáng, với các trào lưu thiếu thẩm mỹ, văn hóa cộng thêm sự lên ngôi của các thiết bị điện tử cũng như mạng Internet đã làm tăng số thanh niên và trẻ em đắm chìm trong thế giới ảo đáng sợ. 

A Khoa

Đọc thêm