“Mồ côi” bố từ lúc nhỏ xíu, cô bé Ngọc Châu lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc vụng về của người mẹ bị thiểu năng, rối loạn tâm thần. Nơi tá túc của hai mẹ con là căn nhà mục nát của bà cố. Gia cảnh éo le nên Châu bất đắc dĩ trở thành trụ cột chăm mẹ bị rối loạn thần kinh và bà cố bại liệt. Điều khiến nhiều người cảm thương em hơn là khi được hỏi về ước mơ, Châu liền nghĩ đến mẹ và bà cố trước khi mong ước cho bản thân.
Gia cảnh éo le
11 tuổi, trong khi những đứa trẻ khác nhận được sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ thì cô bé Đặng Thị Ngọc Châu (ngụ xóm 8, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) lại khác. Châu bất đắc dĩ trở thành trụ cột trong gia đình khi bố bỏ đi từ lâu, mẹ bị thiểu năng, rối loạn tâm thần, chỉ còn bà cố già cả, bại liệt. Cũng vì thế mà mỗi khi tan trường, Châu lại đạp xe thật nhanh để vềdọn dẹp nhà cửa, lo cơm nướccho mẹ và bà cố. Nhìn đôi tay thoăn thoắt làm việc của đứa trẻ vừa lên 11 tuổi khiến nhiều người không khỏi xót xa, thương cảm.
Lúc chào đời, Châu cũng nhận được sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ. Nhưng rồi, mái ấm của gia đình em chỉ kéo dài một thời gian thì tan vỡ. Năm Châu chưa tròn 1 tuổi thì bố bỏ đi. Lúc đó, Châu còn quá nhỏ để hiểu chuyện của người lớn. Cô bé chỉ biết khi mình lớn lên thì không thấy bóng dáng bố trong ngôi nhà nhỏ.
Người thân cho hay, mẹ của Châu là chị Nguyễn Thị Nga (SN 1984) từ nhỏ đã bị thiểu năng trí tuệ, chậm chạp. Cha mẹ mất sớm lại không có anh em hay chú bác nên từ nhỏ chị Nga sống nương tựa ông bà ngoại. Năm 2009, chị Nga kết duyên vợ chồng với người đàn ông ở huyện Yên Thành. Giữa họ có với nhau đứa con chung là cháu Ngọc Châu. Nhưng rồi, đứa con ấy cũng không thể gắn kết tình cảm của cha mẹ.
Chị Nga, mẹ bé Ngọc Châu bị thiểu năng, rối loạn tâm thần. |
Khi Ngọc Châu chưa được một tuổi vì không chịu được cảnh nghèo và bệnh tình của chị Ngamà người chồng đã bỏ đi. Từ đó, trong ngôi nhà cũ, người phụ nữ khờ dại sống cùng đứa con nhỏ và bà ngoại là cụ Lê Thị Kiều (SN 1931). Họ rau cháo nuôi nhau để sống qua ngày.
Căn nhà của mẹ con chị Nga tá túc cũ đến mức những bước tường đã ngã màu hoen ố. Từng cơn gió rít vào mùa đông càng khiến căn nhà thêm lạnh buốt. Trong cái rét tê tái, cụ Kiều được Châu đắp chiếc chăn ấm nhất. Thế nhưng, cái lạnh vẫn khiến cụ run lên mỗi khi gió ùa vào nhà.
Trụ cột gia đình ở tuổi 11
Gia đình trải qua nhiều biến cố khiến Châu bất đắc dĩ trở thành trụ cột trong nhà. Hàng ngày, Châu dậy từ sớm nấu cơm cho mẹ và bà cố ăn. Sắp xếp xong mọi việc trước khi đến trường, Châu chỉ kịp lót dạ bằng bát cơm trắng. Tan trường, cô bé lại đạp xe thật nhanh về nhà để chăm mẹ và bà cố.
Những ngày này, thời tiết lạnh buốt, mưa phùn nên mẹ và bà cốcủa Châu chủ yếu ở trong nhà. Tranh thủ lúc mẹ và bà cố ngủ, Châu lấy chổi quyét dọn nhà cửa. Xong việc, cô bé học lớp 5 lại vội vào bếp nấu cơm. Những công việc nội trợ của người lớn được cô bé 11 tuổi làm thông thạo dù không hoàn hảo.
Khi cơm chín, Châu nhanh tay dọn ra mâm cơm cho mẹ và bà cố ăn. Đôi tay non nớt, Châu cẩn thận bưng tô cơm đến cho người thân. Nhìn cảnh cô bé ân cần đút cơm cho mẹ và bà cố trên chiếc giường đã cũ khiến nhiều người vừa cảm phục, vừa xót xa. Chứng kiến những gì mà cô bé 11 tuổi đang trải qua từng ngày, mới cảm nhận em có sức chịu đựng ghê gớm so với lứa tuổi của mình.
Kể về những khó khăn khi một mình chăm mẹ và bà cố, Châu nói, sợ nhất là mỗi khi mẹ lên cơn động kinh, la hét, chửi bới trong vô thức. Những lúc như vậy em chỉ biết lấy dầu xoa bóp cho mẹ.Nhưng cũng có khi vì thấy mẹ vật vã gào khóc, chửi bới cô bé ấy chỉ biết khóc theo.
“Nhiều hôm không ngủ được, em chỉ mong trời nhanh sáng để đi lấy thuốc cho mẹ”, Châu chia sẻ.Cuộc sống thiếu thốn khiến vóc dáng cô bé nhỏ nhắn hơn so với bạn cùng trang lứa. Trong lần đi khám sức khỏe gần đây, bác sĩ chuẩn đoán em bị thiếu chất. Nhưng vì khó khăn nên Châu chỉ biết ăn cơm thật nhiều để không phải uống thuốc.
Dù hoàn cảnh khó khăn, phải thức khuya dậy sớm nhưng Châu có học lực khá tốt. Bốn năm tiểu học, Châu đều đạt giấy khen, được thầy cô yêu quý. Sự động viên của thầy cô đã tiếp thêm động lực cho cô học trò nhỏ, tiếp tục đến trường.
Ngôi nhà của gia đình bé Ngọc Châu xuống cấp, cũ kỹ nhưng luôn sạch sẽ gọn gàng. |
Hiện nay, mọi chi phí ăn uống, thuốc men, tiền học phí của gia đình Châu đều trông chờ vào số tiền hơn 800 nghìn đồng mỗi tháng từ tiền hỗ trợ người khuyết tật nặng của mẹ và người cao tuổi của bà cố. Số tiền ít ỏi đó chẳng thấm vào đâu so với chi phí thuốc mem của họ. Sống thiếu thốn về vật chất nhưng bù lại gia đình Châu nhận được sự chia sẻ của hàng xóm.
Họ đã không ngại cho Châu cân gạo, bó rau, con cá, miếng thịt để em nấu cho mẹ, bà cố ăn. Châu kể, mỗi khi mẹ bị sốt, ho…em chạy ra hiệu thuốc mua thuốc cho mẹ. Còn mỗi khi mẹ đến lịch tái khám tại bệnh viện dưới thành phố, em đành nhờ hàng xóm chở giúp. Những người hàng xóm dù không máu mủ ruột rà nhưng luôn quan tâm, giúp đỡ gia đình Châu trong khả năng của họ.
Khi được hỏi về ước mơ của mình, Châu không suy nghĩ mà liền nói mong cho mẹ có sức khỏe. Nhỏ tuổi nhưng cô bé đã biết suy nghĩ cho mẹ, cho bà cố trước rồi mới nghĩ đến mình. Châu ước mình học giỏi, có sức khỏe để chăm sóc mẹ mỗi ngày. “Nếu có phép màu, emmong mẹ khỏe mạnh như bao người khác để em được ăn cơm mẹ nấu, được mẹ chở đến trường như các bạn. Nhiều khi thấy các bạn có đầy đủ bố mẹ, em cũng tủi thân lắm…”, Châu thật thà chia sẻ.
Ông Hà Huy Công, Chủ tịch xã Đức Thành chia sẻ, hoàn cảnh gia đình bé Châu là một trong những hoàn cảnh khó khăn xã. Vào những dịp lễ tết, xã đều có phần quà cho gia đình nhưng chẳng thấm vào đâu. Chính quyền mong nhiều tấm lòng hảo giúp bé và gia đình vượt qua cơn hoạn nạn.
Trời xứ Nghệ những ngày đầu năm mới 2021 vẫn chìm trong rét buốt. Sự khắc nghiệt của thời tiết càng khiến ngôi nhà mục nát của mẹ con chị Nga thêm lạnh lẽo. Mong rằng, những món quà ý nghĩa sẽ kịp đến với gia đình em Châu để sưởi ấm những phận đời éo le vào dịp Tết.