Báo Thanh Niên dẫn đề án thay thế cây xanh của Sở Xây dựng cho hay: Qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách.
Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng. Các quận có nhiều cây được thay thế nhất là Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, ít nhất là các quận Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông.
“Không cần hỏi dân”
Khi nhìn hàng loạt những cây cổ thụ lâu năm bị đốn hạ, thay thế bởi những cây con trên nhiều tuyến phố ở Thủ đô, nhiều ý kiến cho rằng, TP Hà Nội chặt hạ, thay thế số lượng lớn cây (khoảng 6.700 cây) mà không cần hỏi ý kiến dân.
Bên lề cuộc giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội ngày 17/3, trước thắc mắc của phóng viên, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo nói rằng: "Không phải hỏi gì cả. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác".
Trong khi đó, trao đổi với TTXVN, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng cây di sản) rất lo lắng: “Cây xanh có ý nghĩa vô cùng quan trong như hấp thụ khí CO2 và thở ra oxy cho con người. Vì vậy, việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ô nhiễm không khí đang ngày nhức nhối hơn.
|
Cả một hàng cây tuyệt đẹp trên con đường của Thủ đô đã bị chặt hạ. Những thân cây cao lớn bị cưa trụi lủi, trơ trọi. |
Ngay từ sau Tết, tình hình thời tiết như lạnh, mưa, nồm, ẩm đã diễn biến rất khó chịu. Việc thay đổi này thực tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người dân Hà Nội, nhất là người già và trẻ em. Điều này cho thấy, nếu có thảm cây xanh, độ nóng, ẩm sẽ giảm bớt đi…
Một điều nữa chúng ta cần phải nghĩ là, nếu việc chặt cây chúng ta làm không tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục. Bởi từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có chủ trương kêu gọi toàn dân trồng cây, trồng rừng. Chủ trương này cũng đã được đưa vào giáo dục trong các trường học nhằm hướng tới mục đích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Phản bác lại bức thư của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó Tổng GĐ Đài truyền hình VN, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số) gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Long thẳng thừng: “Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia. Còn cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng, sai.
Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó”.
“Anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao”, ông Long nêu quan điểm.
“Hầu hết người dân đồng thuận”?
Infornet đưa tin: Chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã thông tin tới một số cơ quan báo chí, lý giải về chủ trương chặt hạ, thay thế cây xanh đang và sẽ được thực hiện trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới.
Theo Chánh văn phòng, người phát ngôn UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành, chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố nhằm thực hiện đề án và chương trình chỉnh trang đô thị.
|
Công nhân đốn hạ cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh |
Theo UBND TP, hiện trên địa bàn có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3.000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gẫy trong mùa mưa bão nhất là cây xà cừ.
Bên cạnh đó cũng có nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà cư, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị - như cây keo, cành giòn dễ gẫy, tuổi thọ ngắn.
Ngoài ra, còn một số cây do người dân tự trồng, không thuộc chủng loại cây đô thị như dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá cũng cần phải thay thế.
Để triển khai quy hoạch cây xanh và thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường, lập đề án huy động các nguồn nhân lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Qua rà soát trên địa bàn hiện có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng đến giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần từng bước được thay thế bằng loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được duyệt.
|
Từ đó Sở Xây dựng đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2015 – 2017, dự tính kinh phí khoảng 60 tỷ đồng.
Ông Thành khẳng định: “Trước khi thay thế cây xanh, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo đến người dân được biết và đồng thuận. Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ”.
Công việc chặt, thay thế cây tại đường Nguyễn Chí Thanh đã được thực hiện gần 1 tuần. Đến chiều ngày 18/3, hai bên vỉa hè tuyến phố này gần như hoàn thành việc di chuyển, chặt hạ các cây xanh. Hàng hoa sữa hai bên đường đã được thay thế bằng hàng cây cộc cao chừng 5 – 6 mét.
Hàng loạt câu hỏi về dự án
Tối 18/3, trên trang facebook cá nhân, GS. Ngô Bảo Châu đã băn khoăn đặt ra hàng loạt câu hỏi ngỏ về dự án chỉnh trang đô thị đốn hạ 6.700 cây xanh, lá phổi điều hòa không khí của Thủ đô, dự tính trị giá hơn 73 tỷ đồng này:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão.
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố.
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?
Tối 18/3, trên trang facebook cá nhân, GS. Ngô Bảo Châu đã băn khoăn đặt ra hàng loạt câu hỏi ngỏ về dự án chỉnh trang đô thị đốn hạ 6.700 cây xanh, lá phổi điều hòa không khí của Thủ đô, dự tính trị giá hơn 73 tỷ đồng này:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão.
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố.
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà Nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?