Cần xử lý trách nhiệm đơn vị tạo “lỗ hổng” cho sai phạm dự án Nam Định Tower

(PLO) - Đó là quan điểm của luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội khi trao đổi với báo PLVN về những sai phạm tại dự án Nam Định Tower ( TP Nam Định, tỉnh Nam Định) mà Báo PLVN đã phản ánh.
Cần xử lý trách nhiệm đơn vị tạo “lỗ hổng” cho sai phạm dự án Nam Định Tower

Vi phạm quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 99 luật xây dựng 2014 quy định về gia hạn giấy phép xây dựng thì: “Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới”

Như vậy, việc gia hạn giấy phép xây dựng được hiểu là trường hợp công trình chưa được khởi công xây dựng mà hết hạn, trường hợp tòa nhà Nam Định Tower đã tiếp tục xây dựng khi hết thời hạn trong giấy phép xây dựng và không tiến hành gia hạn giấy phép xây dựng là không đúng quy định pháp luật.

Dự án Nam Định Tower chưa đủ an toàn nhưng chủ đầu tư vẫn để cư dân vào ở và một số đơn vị kinh doanh dịch vụ hoạt động
Dự án Nam Định Tower chưa đủ an toàn nhưng chủ đầu tư vẫn để cư dân  vào ở và một số đơn vị kinh doanh dịch vụ hoạt động

Theo quy định tại khoản 6 Điều 13 nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Nghị định Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở quy định: “ Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Do đó, việc không gia hạn giấy phép xây dựng từ năm 2015 nhưng hiện nay vẫn tiếp tục thi công công trình không xin gia hạn giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Hệ thông PCCC của tòa nhà vẫn chưa hoàn thiện
Hệ thông PCCC của tòa nhà vẫn chưa hoàn thiện

Luật sư Cường cho biết: "Theo thông tin mà báo PLVN điện tử cung cấp thì hiện nay tòa nhà chưa thi công xong mà lại để người dân vào sử dụng, đặc biệt hệ thống PCCC chưa được hoàn tất. Theo quy định pháp luật thì tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà tổ chức thi công, xây dựng có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 6,7 Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ án xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình. Ngoài ra Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Theo quy định của pháp luật, chủ cơ sở kinh doanh khi cơ sở chưa đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động kinh doanh để xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng về người và tài sản thì bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 bộ luật hình sự. Theo đó:

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. 

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm  năm.

2. Phạm tội gây hậu quả  rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ  ba năm đến tám  năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc  bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội 

Trách nhiệm của cơ quan chức năng

Đồng thời, nếu trường hợp người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm để xảy ra những tình trạng một số nhà hàng trong tòa nhà vào ở và hoạt động khi chưa đủ điều kiện về PCCC (chưa nhiệm thu PCCC), thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có các biện pháp xử lý phù hợp như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương .... Ngoài ra, nếu người thi hành công vụ gây thiệt hại thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009. Trường hợp người thi hành công vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 285 bộ luật hình sự.

Nếu để xảy ra sự cố: cháy, nổ tai nạn thì cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ nguyên nhân và lỗi thuộc về ai, từ đó mới xác định được trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc để xảy ra sự cố.

Bên cạnh đó cũng cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc quản lý, giám sát hoạt động nghiệm thu, việc bàn giao tòa nhà cao tầng của các chủ đầu tư cho người dân nếu việc quản lý, giám sát không đầy đủ, thiếu trách nhiệm,…dẫn đến gây thiệt hại, nguy hiểm cho người dân khi vào sinh sống, làm việc trong tòa nhà.

Như vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có cơ chế kiểm soát việc bàn giao nhà chung cư cho người mua vào ở; chỉ khi đảm bảo các điều kiện về môi trường sống, an toàn cho sức khỏe tính mạng cư dân, đảm bảo an toàn PCCC và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường thì cơ quan quản lý mới cho phép chủ đầu tư thực hiện việc bàn giao nhà chung cư cho người mua.

Dự án Nam Định Tower đang trong quá trình hoàn thiện
Dự án Nam Định Tower đang trong quá trình hoàn thiện

Trước đó, PLVN đã phản ánh về dự án tòa nhà Nam Định Tower được thiết kế với 1 tầng hầm, 1 khối đế 5 tầng và 3 tòa nhà 15 tầng, 20 tầng, 25 tầng được xây dựng ngay giữa trung tâm Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Dự án được triển khai từ năm 2012 đến nay nhưng vẫn chưa thi công xong. Thậm chí hiện tại tòa nhà 15 tầng vẫn chưa được thi công. Trong khi đó, tòa nhà 25 tầng vẫn đang được hoàn thiện phần thô. Còn đối với tòa 20 tầng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên thì hiện tại chủ đầu tư đã đưa cư dân vào ở đồng thời cho một số đơn vị kinh doanh dịch vụ vào sử dụng tại tầng 1 và 3 tại tòa nhà bất chấp nguy hiểm bởi tòa nhà này chưa hoàn thiện các biện pháp phòng cháy,chữa cháy.Theo quan sát của phóng viên, suốt từ tầng hầm cho lên tới tầng 21 của tòa 20T, các thiết bị phòng cháy chữa cháy vẫn đang ngổn ngang chưa được lắp đặp. Hộp phòng cháy, chữa cháy ở các tầng vẫn chưa được lắp đặt các thiết bị chữa cháy.

Đọc thêm