1 ngày, 1 tiếng, 15 phút, cho “ra lò” một tiến sĩ.

(PLO) -  Từ ngày 1/1 đến 11/4, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên... Có người làm phép tính cơ học và đưa ra kết quả: trung bình một tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ. Nếu tính ngày làm việc, chỉ 1 ngày 1 tiếng, 15 phút, cơ sở này cho “ra lò” một tiến sĩ.
Việt Nam quá ít tiến sĩ?
Việt Nam quá ít tiến sĩ?

Mỗi năm “ra lò” 350 tiến sĩ là bình thường?

GS Võ Khánh Vinh - Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội khi chia sẻ trên  quy định của Bộ GD&ĐT, Học viện đã làm căn cứ và xây dựng chỉ tiêu nghiên cứu sinh hàng năm. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện là 350 nghiên cứu sinh chia đều cho 36 ngành và chuyên ngành.Như vậy, chưa đến 10 người trên một chuyên ngành.

GS Vinh cho rằng chỉ tiêu nghiên cứu sinh như vậy là bình thường. Ông Vinh cho biết, hiện nay trong Học viện Khoa học Xã hội có 412 GS, PGS, TS đang tham gia giảng dạy.

Ông Vinh khẳng định, quy trình đào tạo của Học viện rất chặt chẽ, từ khi tham gia để xét tuyển, trúng tuyển đến bảo vệ, phản biện… đúng niên hạn. Thậm chí, quy định của Học viện chỉ có chặt chẽ hơn quy trình của Bộ GD&ĐT chứ không có chuyện lỏng lẻo hơn.

Hiện nay, Học viện có 1.050 nghiên cứu sinh đang được đào tạo. Trong số đó không phải tất cả nghiên cứu sinh đều được bảo vệ. Số lượng trả về địa phương trên dưới 10%. Trong số 90% còn lại có 20% bảo vệ quá hạn, còn lại là đúng hạn. Từ năm 2011, Học viện đã có 784 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công cho 6 ngành và chuyên ngành. Con số này so với các cơ sở khác chưa thấm.

Một số ngành số lượng nghiên cứu sinh rất ít như Khảo cổ học, Hán nôm... Trong số 784 tiến sĩ, số lượng người làm công tác nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khoảng 10%. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ đa số làm giảng viên ở các trường đại học. Một số ít nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan chủ chốt ở trung ương và địa phương.

Theo đó, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên các ngành Nhân học, Khảo cổ học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học... Có người làm phép tính cơ học và đưa ra kết quả: trung bình một tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ. Nếu tính ngày làm việc, chỉ 1 ngày 1 tiếng, 15 phút, cơ sở này cho “ra lò” một tiến sĩ.

Không chỉ bất ngờ với tốc độ “sản xuất” của “lò tiến sĩ” này, người dùng facebook còn bàn tán về những đề tài được cho rằng chưa xứng tầm với luận án tiến sĩ, như: Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã; câu bị động trong tiếng Anh và các phương thức dịch sang tiếng Việt; hành vi nịnh trong tiếng Việt; địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm; sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề... Một trong các luận án tiến sĩ mới nhất, vừa bảo vệ thành công ở đây sáng ngày 15/4/2016 là “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã”.  

“Đặc điểm giao tiếp với dân” không mông lung

GS.TS Vũ Dũng, chủ nhiệm đề tài “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã” khẳng định đây là đề tài tốt và mang ý nghĩa thực tiễn.

Ông Dũng chia sẻ, không có giao tiếp thì không có con người và xã hội. Trong đó, vấn đề giao tiếp UBND xã có ý nghĩa thực tiễn, khi ở Việt Nam 11.164 đơn vị hành chính cấp xã (11.164 chủ tịch UBND xã). Các tỉnh, thành có nhiều xã nhất là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội…

Theo GS Dũng, lý do nghiên cứu đề tài này bởi xã là cấp chính quyền gần dân nhất. Tên đề tài cũng được sàng lọc rất khắt khe, không thể “vớ vẩn” được.

GS.TS Vũ Dũng nêu quan điểm, luận án “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã” rất thiết thực khi thời gian gần đây có một số hạn chế của cán bộ cơ sở như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu... Những hành vi này không thể nói cảm tính mà phải có nghiên cứu thực chứng.

Chẳng hạn: “Hai mươi năm trước đã có hàng chục trường ở các nước phát triển nghiên cứu nhiều vấn đề cụ thể như hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Đó là những đề tài có tính thực tiễn để nói lên văn hóa”. Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn, nên không có đề tài nào mông lung, xa vời.

Việt Nam quá ít tiến sĩ?

Trả lời câu hỏi “Phải chăng có hiện tượng phổ cập tiến sĩ?”, PGS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng, hiện nay đang thiếu hụt nhiều, không thể nhìn vào 350 tiến sĩ một năm để nói nhiều hay ít mà phải căn cứ tỷ lệ dân số hơn 90 triệu dân. Số tiến sĩ còn quá ít so với khu vực.

Cũng theo ông Vinh, một số lĩnh vực rất mới ở Việt Nam không có nơi nào đào tạo, ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Nếu chỉ nhìn vào một con số để phân tích sẽ có cái nhìn phiến diện. Đến năm 2020, số đào tạo tiến sĩ của Học viện có thể lên đến 450 - 500 người, bởi muốn có chất lượng cần đảm bảo yếu tố số lượng.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phạm Văn Đức cho biết thêm, tất cả luận án sau khi bảo vệ được Bộ chọn ngẫu nhiên 10% để thẩm định lại. Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu. Sắp tới Học viện sẽ mua phần mềm giám định kết quả của luận án, có thể phát hiện hiện tượng gian lận trong nghiên cứu khoa học.

Đọc thêm