Điều đáng nói ở đây là Ao Còm nằm trong diện tích quy hoạch làng cổ Đường Lâm đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2005. Nếu không được sự đồng thuận từ chính quyền các cấp và người dân thì tuyệt đối không được xâm phạm.
Chưa đẻ đã có giấy khai sinh
Ao Còm thuộc thuộc thôn Đồng Sàng, xã Đường Lâm, Sơn Tây Hà Nội. Theo lời kể của bà Trịnh Thị Thuần - người dân thôn Đông Sàng cho biết sáng ngày 12 và 19/6/2014, có rất nhiều người lạ mặt đưa máy xúc máy ủi tới vị trí ao Còm để tiến hành san lấp. Trước tình hình đó rất nhiều người dân trong thôn đã đứng ra ngăn cản hành động trên. Lúc này có một người phụ nữ mang tên Cao Thị Sáu trong đám người lạ mặt trên cho rằng việc san lấp này hoàn toàn hợp pháp. Không chỉ vậy bà Sáu đưa ra 3quyển sổ đỏ photo mang số hiệu BĐ 723964, BĐ 723965,BĐ 7239646 trong đó có 3 lô đất thuộc số thửa đất 11,12,14 cùng có diện tích là 80m2.
Cả 3 lô đất này đều nằm trong phần diện tích ao Còm. Và cả 3 quyển sổ đầy đều thuộc quyền sở hữa của bà Cao Thị Sáu và ông Trần Minh Sơn. Tuy nhiên khi được yêu cầu đưa ra quyết định san lấp và bản gốc của sổ đỏ thì bà Sáu không đưa ra được.
Ao Còm nằm trong quần thể nằm trong quần thể khu di tích làng cổ Đường Lâm gồm 5 thôn Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm, Cam Thịnh, được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký quyết định công nhận vào năm 2005, trong bản đồ quy hoạch làng cổ năm 2008. Vậy mà không hiểu lí do vì sao bà Cao Thị Sáu lại có được sổ đỏ thuộc phần đất ao ?
phần ao Còm đang bị bà Sáu tự ý san lấp |
Chính quyền có tiếp tay cho những sai phạm ở Đường Lâm ?
3 quyển sổ đỏ photo mà bà Sáu cung cấp đều được bà Phan Thị Hảo – Phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây kí ngày 22/5/2012. Tuy nhiên theo bản đồ quy hoạch làng cổ Đường Lâm mà UBND thành phố Hà Nội công bố thì chỉ có duy nhất 1 lô đất của một hộ gia đình sống gần đó chứ không hề có sự hiện diện của 3 lô đất của bà Sáu. Vậy chính quyền các cấp tại thị xã Sơn Tây nhầm lẫn trong việc cấp sổ đỏ cho bà Sáu hay vì đã cố tình dựng lên 3 lô đất khống ?
Không có sự hiện diện của 3 lô đất của bà Sáu trong bản đổ quy hoạch làng cổ Đường Lâm |
Trong chuyến đi thực tế tại Đường Lâm, chúng tôi đã được bà con nơi đây kể cho rất nhiều chuyện. Phần lớn những câu chuyện mà chúng tôi được nghe đó là những sai phạm trồng sai phạm của chính quyền sở tại. Những sai phạm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của bà con mà nó còn khiến những người dân của làng cổ đang dần mất niềm tin vào chính những vị lãnh đạo do họ bầu lên.
Hàng loạt đơn thư tố cáo của người dân Đường Lâm gửi tới các ngành chức năng tố cáo những việc làm sai trái của một số lãnh đạo xã Đường Lâm và thị xã Sơn Tây. Nhưng tới nay nhiều người dân nơi đây vẫn phải sống trong cảnh bất mãn với cách làm việc của chính quyền.
Bởi họ cho biết đã rất nhiều lần chính quyền cấp xã và thị xã đều tự ý sử dụng quyền lực của mình để tiến hành quy hoạch, chỉnh sửa kết cấu của làng cổ, nhà cổ mà không có bất cứ cuộc họp nào để lấy ý kiến của bà con. Câu chuyện về Đường Lâm biết đến bao giờ mới tới hồi kết khi mà giữa chính quyền và nhân dân chưa bao giờ có sự đồng thuận kể từ khi Đường Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia./.