Bạch Đằng giang - Dấu son chói lọi trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ hội truyền thống Bạch Đằng Giang đã diễn ta tại đền Trần Hưng Đạo – miếu Vua Bà, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Bí thư Thị ủy Quảng Yên Cao Ngọc Tuấn gióng trống khai hội Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025.
Bí thư Thị ủy Quảng Yên Cao Ngọc Tuấn gióng trống khai hội Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025.

Bạch Đằng giang vẫn luôn là khúc tráng ca trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nơi đây, ghi dấu son chói lọi về 3 lần quân dân Đại Việt chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, gồm: năm 938 - Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán; năm 981, Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan hàng chục vạn quân Tống xâm lược và năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng đội quân Nguyên Mông.

Lễ hội Bạch Đằng năm 2025 được tổ chức trong 4 ngày từ ngày 03/4 đến ngày 06/4 (tức ngày mùng 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Lễ hội là sự kiện chính trị, văn hóa và du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, nhằm tri ân những cống hiến, hy sinh của các bậc tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc, đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân.

Lễ hội cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá và tôn vinh các giá trị, ý nghĩa lịch sử của Khu di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng và lễ hội truyền thống Bạch Đằng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Chương trình nghệ thuật “Khúc tráng ca Bạch Đằng".
Chương trình nghệ thuật “Khúc tráng ca Bạch Đằng".

Lễ hội Bạch Đằng năm 2025, gồm 2 phần. Phần Lễ nghi thức cầu siêu cho các vong linh quân sĩ trong trận thủy chiến, lễ giỗ Mẫu miếu Vua Bà; lễ rước tượng Đức thánh Trần; thông qua các nghi lễ cầu mong thành hoàng che chở, phù hộ cho dân làng nhân khang vật thịnh. Đặc biệt, người dân ở đây có tục lệ cho trẻ em chui qua kiệu rước với ước muốn mạnh khỏe, học hành giỏi giang và đỗ đạt.

Phần Hội gồm: tái hiện trận chiến qua các trò diễn dân gian; các trò chơi như bơi thuyền chải, vật truyền thống, kéo co, cờ người, đánh đu, chọi gà…

Các hoạt động của lễ hội đã mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa, lịch sử ý nghĩa, được đắm mình trong không khí lễ hội tưng bừng, độc đáo. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Chương trình nghệ thuật tái hiện chiến thắng Bạch Đằng, giúp người xem sống lại những khoảnh khắc hào hùng của lịch sử.
Chương trình nghệ thuật tái hiện chiến thắng Bạch Đằng, giúp người xem sống lại những khoảnh khắc hào hùng của lịch sử.

Phát biểu tại Lễ khai hội, ông Trần Đức Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên, đề nghị Ban Quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Đồng thời, cần có phương án tổ chức lễ hội ngày càng quy mô, bài bản, qua đó tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của Đại thắng Bạch Đằng, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội Bạch Đằng.

Ông Trần Đức Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên - phát biểu tại Lễ khai hội.

Ông Trần Đức Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên - phát biểu tại Lễ khai hội.

Với những giá trị và tầm quan trọng to lớn của di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng quần thể Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng là di tích quốc gia đặc biệt; Lễ hội truyền thống Bạch Đằng đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, thị xã Quảng Yên đã hoàn thành hồ sơ đưa di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng vào Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Một số hình ảnh tại Lễ hội Bạch Đằng năm 2025:

Thả đèn hoa đăng tại Bến Đò cổ là một điểm nhấn xúc động, thể hiện lòng tri ân và tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc, khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm gìn giữ truyền thống hào hùng của dân tộc.
Thả đèn hoa đăng tại Bến Đò cổ là một điểm nhấn xúc động, thể hiện lòng tri ân và tưởng nhớ những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc, khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm gìn giữ truyền thống hào hùng của dân tộc.
Nghi thức rước tượng Đức Thánh Trần từ Đền Trần Hưng Đạo – Miếu Vua Bà về Đình Yên Giang và ngược lại, thể hiện lòng thành kính đối với vị anh hùng dân tộc.
Nghi thức rước tượng Đức Thánh Trần từ Đền Trần Hưng Đạo – Miếu Vua Bà về Đình Yên Giang và ngược lại, thể hiện lòng thành kính đối với vị anh hùng dân tộc.
Lễ rước tượng Đức thánh Trần, thông qua các nghi lễ cầu mong thành hoàng che chở, phù hộ cho dân làng nhân khang vật thịnh.
Lễ rước tượng Đức thánh Trần, thông qua các nghi lễ cầu mong thành hoàng che chở, phù hộ cho dân làng nhân khang vật thịnh.
Tục lệ cho trẻ em chui qua kiệu rước với ước muốn mạnh khỏe, học hành giỏi giang và đỗ đạt.
Tục lệ cho trẻ em chui qua kiệu rước với ước muốn mạnh khỏe, học hành giỏi giang và đỗ đạt.
Lễ hội Bạch Đằng không chỉ là dịp để nhân dân và du khách tri ân quá khứ, hòa mình vào không gian văn hóa – lịch sử linh thiêng, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Bạch Đằng không chỉ là dịp để nhân dân và du khách tri ân quá khứ, hòa mình vào không gian văn hóa – lịch sử linh thiêng, mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.