Thiền sư tự ướp xác?
Bức tượng Phật đang ngồi thiền trưng bày tại Bảo tàng Drents (Hà Lan) đã được đưa đến Trung tâm Y tế Meander ở thành phố Amersfoort vào năm ngoái để các nhà khoa học tiến hành việc chụp cắt lớp CT. Việc chụp ảnh cắt lớp được tiến hành dưới sự chứng kiến của chuyên gia nghiên cứu Phật học Erik Bruijin.
Sau khi tiến hành chụp cắt lớp CT, các nhà khoa học đã kinh ngạc khi phát hiện một bộ xương người trên màn hình máy chụp. Điều đáng chú ý là trong lồng ngực của bộ xương hoàn toàn không hề có nội tạng và trong bức tượng có những mẫu giấy nhỏ với các ký tự tiếng Trung cổ.
Theo các nhà khoa học đang nghiên cứu bức tượng hơn 1000 năm tuổi trên, thì xác ướp bên trong bức tượng được xác định là vị thiền sư Liuquan, một nhân vật nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc trước công nguyên.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, đây là một minh chứng điển hình nhất cho thuật tự ướp xác cực khổ để trở thành “Phật sống” của các nhà sư đắc đạo từ hàng ngàn năm trở về trước.
Việc tự ướp xác là một quá trình gian khổ, trải qua những bước nghiêm ngặt và đau đớn. Nếu việc ướp xác thành công, nhà sư sẽ được tôn thành Phật và thờ phụng trong chùa. Trong khi nếu cơ thể bị phân huỷ, họ sẽ được chôn lại xuống đất.
Các nhà khoa học đã tìm thấy vật liệu đã thối rữa và giấy có in hình nhân vật Trung Quốc cổ đại ở bên trong bức tượng. |
Theo một số thông tin trước đó cho biết, hàng trăm nhà sư được cho là đã tự ướp xác nhưng chỉ có 28 người thành công. Phương pháp tự ướp xác kéo dài đến khoảng thế kỷ 19.
Nhưng vị thiền sư này đã được ướp xác như thế nào, đây vẫn còn là một bí ẩn. Ông có thể đã tiến hành tự ướp xác, một biện pháp mai táng khá phổ biến tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan hơn 1.000 năm trước. Phần di thể của ông có lẽ đã bị hư hại nên sau đó đã được đặt vào bên trong một pho tượng.
“Không phải là chuyện hiếm khi các tăng nhân sử dụng biện pháp tự ướp xác, nhưng sẽ là một việc vô cùng kỳ lạ khi tìm thấy xác ướp của một vị tăng nhân bên trong một bức tượng như vậy”, Wilfrid Rosendahl, một nhà cổ sinh vật học người Đức và là trưởng nhóm nghiên cứu này, đã trao đổi với tờ Telegraph. “Đây là trường hợp duy nhất được biết đến trên thế giới cho tới nay”.
“Sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính CT, chúng tôi đã nhìn thấy một cơ thể được bảo quản nguyên vẹn với da và các múi cơ bên trong bức tượng. Đây là một xác ướp còn nguyên vẹn, chứ không chỉ là một bộ xương. Lúc mất, vị thiền sư đang ở độ tuổi từ 30 đến 50, nhà nghiên cứu Wilfrid Rosendahl cho hay”.
Theo các nhà nghiên cứu, trong 200 năm đầu, xác ướp vị thiền sư này đã được trưng bày và thờ cúng trong một ngôi chùa Phật giáo ở Trung Quốc … chỉ đến tận thế kỷ 14 họ mới tiến hành biến đổi nó thành một pho tượng.
Họ cũng cho rằng, trong những tuần cuối cùng, vị thiền sư chắc hẳn đã ăn ít đi và [dần dần] chỉ uống nước. Cuối cùng ông sẽ tiến vào trạng thái nhập định, ngừng thở, và viên tịch. Về cơ bản ông đã tự bỏ đói mình cho đến chết.
“Các tăng nhân khác chắc hẳn đã đặt ông gần một ngọn lửa để sấy khô cơ thể rồi mang ông ra trưng bày trong tu viện, chúng tôi nghĩ là tại một nơi nào đó ở Trung Quốc hoặc Tây Tạng”, ông Wilfrid nói.
Người Trung Quốc đòi tượng
Bức tượng gây ra sự rạn nứt giữa mối quan hệ 2 nước Hà Lan và Trung Quốc. do được cho là bị đánh cắp ra khỏi Trung Quốc bởi một nhà sưu tập đồ cổ Hà Lan hơn 20 năm về trước.
Hồi đầu năm 2015, khoảng 300 người dân ở một ngôi làng thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã cùng ký vào một bản kiến nghị mong muốn được nhận lại pho tượng cổ có niên đại 1.000 năm tuổi, bên trong pho tượng có chứa xác ướp của một vị thiền sư. Dân làng cho biết họ tình cờ nhìn thấy bức tượng trong chương trình TV, khi bức tượng được đem trưng bày ở Hungary.
Họ nói người bên trong bức tượng là nhà sư Zhanggong Zushi, sống ở thời nhà Tống (năm 960-1279). Bức tượng được đặt trong chùa suốt 1.000 năm, nhưng biến mất bí ẩn vào tháng 12/1995. Lần kiểm tra gần đây nhất ở Hungary xác nhận bên trong bức tượng có bộ xương của một nhà sư, sống cách đây 1.000 năm, giống như những gì dân làng tuyên bố.
Những người dân này cũng tin rằng bức tượng đang được trưng bày ở một viện bảo tàng của Hà Lan chính là bức tượng đã bị đánh cắp khỏi ngôi làng của họ hồi năm 1995.
Bức tượng được nhà khoa học tiến hành việc chụp cắt lớp CT, dưới sự chứng kiến của chuyên gia nghiên cứu Phật học Erik Bruijin. |
Trong lá thư được gửi đi, người dân viết: “Trong trái tim chúng tôi, bức tượng có hài cốt của vị thiền sư không phải một hiện vật văn hóa để đem trưng bày trong viện bảo tàng, mà là hiện thân của một vị Phật sống cần phải được tôn thờ, sùng kính. Đây là một truyền thống tôn giáo tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống của chúng tôi. Thiền sư đã phù hộ cho chúng tôi suốt hơn 1.000 năm qua, và bức tượng này là bằng chứng cho những giá trị văn hóa - lịch sử của chúng tôi”.
Những người dân địa phương khẳng định rằng vị thiền sư Zhanggong Zushi đã làm rất nhiều việc thiện cho người dân nơi đây, đặc biệt lúc sinh thời ông luôn chữa bệnh cho dân làng không lấy tiền.
Những người này sau đó quyết định đệ trình yêu cầu của họ lên Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte với hy vọng có thể nhận lại bức tượng cổ quý giá được cho là chứa đựng hài cốt của vị thiền sư Chương Công Lục Toàn.
Các nhà lãnh đạo cộng đồng tại làng Yangchun, miền đông Trung Quốc cũng liên tục yêu cầu trả lại bức tượng trước khi họ đưa sự việc ra trước Tòa án Hà Lan. Tháng 12/2018, các luật sư của 2 nước Trung Quốc và Hà Lan đã không đạt được thỏa thuận và họ cũng không biết chính xác bức tượng ở đâu.
Nhiều Phật tử tin rằng các xác ướp như thế này không chết nhưng đang trong trạng thái thiền định tiên tiến. Các nghiên cứu tiết lộ nhà sư này qua đời ở tuổi 37 và cơ thể ông có dấu hiệu bị bệnh hoặc do thời gian kiêng khem kéo dài. Tuy nhiên, việc một số bộ phận cơ thể của nhà sư đã được gỡ bỏ và thay thế bằng giấy cuộn cho thấy ông có thể không tự thực hiện nghi thức tự ướp xác này.
Nhà sưu tầm người Hà Lan Oscar van Overeem được xác định là người đã mua bức tượng ở Hong Kong năm 1996. Nhưng không rõ bức tượng được đem sang Hong Kong bằng cách nào.
Kể từ đó, dân làng đã nộp đơn kiện lên chính quyền, yêu cầu cảnh sát can thiệp. Trong phiên tòa hồi tháng 10, Van Overeem bất ngờ nói mình không phải là người sở hữu bức tượng hay từng mua bức tượng ở Hong Kong.
Mới đây nhất, Tòa án Hà Lan đã ra phán quyết bác đơn kiện của dân làng, với lý do họ "không được coi là thực thể pháp lý, vì vậy cáo buộc không có hiệu lực".
Trước khi vụ việc được đưa ra tòa, Van Overeem hồi năm 2016 từng đồng ý trả bức tượng cho một ngôi chùa Trung Quốc, chứ không phải dân làng, nhưng yêu cầu được trả 20 triệu USD tiền bồi thường. Hồi tháng 7 năm ngoái, Van Overeem nói bức tượng đã thuộc sở hữu một nhà sưu tầm tư nhân, nhưng không rõ danh tính người này.