Ít ai biết được rằng, ở khu mỏ rộng lớn, xinh đẹp đã từng có thời điểm huy hoàng vì cơn sốt “vàng đen”, nhưng sau đó rơi vào vực thẳm tăm tối với những câu chuyện ma quái ở nghĩa địa của những người thợ mỏ, tạo nên nỗi ám ảnh đối với bang California nói riêng và cả nước Mỹ nói chung.
Cơn sốt “vàng đen”
Từ năm 1850 đến đầu những năm 1900, sau khi phát hiện mỏ than khổng lồ ở bang California. Khoảng hơn 900 thợ mỏ đến từ khắp nơi trên nước Mỹ đổ xô đến khai thác loại nhiên liệu quý giá này. Ở thời điểm này, than được ví như “vàng đen”.
Để giải thích vì sao lại có cơn sốt “vàng đen”, phải nhắc lại thời kỳ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, nhu cầu than đá thời đó bùng nổ mạnh mẽ ở bang California và nhiều khu vực khác trên khắp đấy Mỹ, nhằm phục vụ cho ngành đường sắt, tàu thuyền và công nghiệp của. Cụ thể nhất là dùng trong các lò hơi nhà máy nhiệt điện, đầu máy xe lửa hơi nước hay lo sưởi ấm trong gia đình mỗi mùa đông…
Trong hơn 50 năm, gần 300 triệu tấn than được khai thác ở 12 mỏ than: Empire, Central, Star, Corcoran, Pittsburg, Manhattan, Eureka, Independent, Union, Black Diamond, Mt. Hope và Cumberland, thuộc năm thị trấn lớn nhất California bao gồm Nortonville, Bologville, Stewartville, West Hartley và Judsonville. Ước tính, tổng chiều dài các đường hầm của 12 mỏ than này dài đến 322km.
Loại “vàng đen” được khai thác, sau đó từ 3 tuyến đường sắt Empire, Pittsburg và Black Diamond vận chuyển đến tiêu thụ ở các khu vực như San Francisco, Sacramento, California, Stockton và các nhiều bang khác trên khắp nước Mỹ.
Vì lợi nhuận kinh tế cao, cơn sốt “vàng đen” đã khiến cho dòng người nhập cư đến đây ngày càng đông đúc. Có thời điểm chỉ tính riêng thị trấn lớn nhất và lâu đời nhất là Nortonville, dân số đạt đỉnh của nó lên đến 1.000 người.
Sau thời kỳ hoàng kim, nhu cầu về than đá giảm dần khi nguồn nhiên liệu mới mang tên dầu mỏ “lên ngôi”. Các mỏ than đóng cửa, các thị trấn bị bỏ hoang và khu vực này được sử dụng chủ yếu cho chăn thả gia súc.
Gần 6 thập kỷ hoàng kim qua đi, mặt trái của “vựa tiền” từng khiến California lên “cơn sốt” ám ảnh nhiều người đến tận ngày nay. Ẩn chứa trong đó là những câu chuyện buồn, những số phận người hẩm hiu, trút hơi thở cuối cùng ngay trong những đường hầm tăm tối.
Thợ mỏ khai thác than |
Cơn sốt trên khiến rất nhiều người tìm đến đây với mong muốn có được cơ hội đổi đời. Phần lớn thợ mỏ là đàn ông và khi đến Contra Costa, họ đã mang theo vợ con; hoặc có người lập gia đình tại các thị trấn gần khu mỏ để dễ bề làm việc, sinh hoạt. Tuy nhiên, họ không hề biết về những mối nguy hiểm luôn rình rập khi làm công việc khai thác than.
Đầu tiên phải kể đến là khí Mêtan (CH4) tích tụ lâu ngày trong các hầm than. Mêtan là loại khí hoàn toàn độc, có thể gây bỏng nhiệt, và rất dễ cháy. Chỉ một sơ suất nhỏ liên quan đến lửa của con người cũng có thể gây nên thảm họa lớn trong các hầm than.
Tiếp đến là khí CO2. Việc ngộ độc khí CO2 hoàn toàn có thể xảy ra đối tại những địa điểm sâu bên trong hầm than. Chưa kể đến điều kiện làm việc khắc nghiệt, thiếu an toàn (sập hầm, cháy nổ...), và dễ gây các bệnh về phổi, đường hô hấp... cho thợ mỏ. Làm việc hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong mỏ than, nhiều thợ mỏ đã vĩnh viễn bỏ mạng nơi u tối, thiếu dưỡng khí nhất.
Hậu thời “hoàng kim”
Cơn sốt “vàng đen” hạ nhiệt, thời kỳ tăm tối ở nơi này bắt đầu. Các mỏ than đóng cửa, cũng là lúc con người phải chịu những hậu quả nặng nề từ việc khai thác. Những mỏ than, đường hầm từng ồn ào người qua lại bỗng chốc bị bỏ hoang, vắng người qua lại.
Những ngôi nhà cũng trở nên vắng lạnh. Một vùng rộng lớn ở Contra Costa lại trở về điểm xuất phát ban đầu của nó, cô quạnh và hoang tàn. Tất cả đã biến khu vực quanh 12 mỏ than dần trở thành địa điểm ám ảnh đối với nhiều người về sau.
Hàng loạt người chết vì dịch bệnh đậu mùa, sốt phát ban, sốt rét, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Đó là lý do người ta thành lập nên Nghĩa trang Rose Hill, nằm trên một sườn đồi giữa hai thị trấn Bologville và Nortonville, nghĩa địa an nghỉ cuối cùng cho hơn 200 nấm mồ hoang lạnh.
Sau khi các mỏ đóng cửa và các thị trấn gần đó bị bỏ hoang, nghĩa trang rơi vào tình trạng hoang phế. Nhiều bia mộ đã bị đánh cắp hoặc phá hủy bởi những kẻ phá hoại.
Tuy nhiên, thời điểm vẫn còn người sinh sống, nhiều câu chuyện ma quái liên tục diễn ra Nghĩa trang Rose Hill. Vào ban đêm, những người sống gần nghĩa trang kể họ thường nghe thấy tiếng la hét, tiếng cười hay những tiếng rên rỉ dị thường. Âm thanh đào bới, dùng xẻng xúc đất cũng liên tục diễn ra mặc dù các mỏ than đã bị bỏ hoang từ rất lâu…
Mỏ than còn sót lại |
Một trong những câu chuyện ám ảnh người sống được lưu truyền tại đây liên quan đến người phụ nữ tên Sarah Norton. Người phụ nữ này từng làm nữ hộ sinh và kết hôn với ông Gold Rush, một nhà thám hiểm California, đồng thời là người sáng lập nên 2 thị trấn vùng mỏ là Nortonville và Noah Norton. Vào ngày 5/10/1879, khi Sarah Norton đang đường đi đỡ đẻ trên một chiếc xe ngựa kéo, nhưng sau đó gặp tai nạn và chết.
Người ta kể lại rằng, trong quá trình chuẩn bị tang lễ và chôn cất, thi thể Sarah Norton “bị di chuyển” khi đưa đến gần nhà thờ trong thị trấn và không ai hiểu lý do tại sao. Lúc này, một cơn bão dữ dội ập tới, một phần vì hoảng sợ, một phần vì muốn bà yên nghỉ nên người ta đã sớm chôn cất Sarah Norton ở Nghĩa trang Rose Hill mà không thông qua các nghi thức cơ bản khác.
Tuy nhiên mọi chuyện không dừng lại ở đó, những hiện tượng xoay quanh bà Sarah Norton vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều người bán tín bán nghi kể rằng, ở nghĩa trang Rose Hill xuất hiện một người phụ nữ mặc váy trắng, lởn vởn quanh nghĩa trang và hù dọa nhiểu người đi qua nghĩa trang. Đó là lý do, nhiều dân nhập cư thường tránh đi qua nghĩa trang này vào ban đêm.
Hay câu chuyện ma quái về người phụ nữ tên Mary, cũng được an nghỉ ở Nghĩa trang Rose Hill. Vào năm 1870, Mary là cô giáo trông trẻ, nhưng không biết vì lý do gì, rất nhiều đứa trẻ được Mary chăm sóc bị ốm và chết. Sau đó, người ta gán cho Mary cái mác “phù thủy”, đem cô đi treo cổ và thiêu dưới lửa.
Từ đó, rất nhiều người, đặc biệt là những đứa trẻ từng được Mary chăm sóc nói rằng đã nhìn thấy hình ảnh một người phụ nữ mặc đồ trắng xuất hiện ở Nghĩa trang Rose Hill. Vì sợ hãi, người lớn cấm trẻ con bén mảng tới khu vực nghĩa trang này.
Bệnh tật, tai nạn, chết chóc. Đó là những thứ bao trùm mỏ “kim cương đen” ở vùng đất California những năm của thế kỷ trước. Cho tới tận bây giờ, quá khứ đen tối, những câu chuyện và hiện tượng ma quái khiến mỏ “vàng đen” ở California vẫn là địa điểm ám ảnh với nhiều người.