Phổ Nghi tự Diệu Chi, hiệu Hạo Nhiên, là con trai của Thuần Thân vương Tải Phong – người em cùng cha khác mẹ của hoàng đế Quang Tự; ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Huyên; cụ nội là hoàng đế Đạo Quang.
Ông vua khốn khổ, chết vẫn không yên
Lên ngôi lúc 2 tuổi, sau khi Cách mạng Tân Hợi 1911 bùng nổ, ông bị buộc thoái vị ngày 12/2/1912. Sau “Sự biến 19/8/1931” Nhật chiếm Đông Bắc Trung Quốc, Phổ Nghi được Phát xít Nhật đưa lên làm hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu quốc năm 1934 với tên gọi “Khang Đức hoàng đế”.
Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng, 2 ngày sau Phổ Nghi bị Quân đội Liên Xô bắt khi đang chạy trốn, bị đưa sang Liên Xô, đến 1950 mới được đưa về Trung Quốc học tập cải tạo ở Trại tù binh chiến tranh Phủ Thuận.
Phổ Nghi và Uyển Dung |
Tháng 12/1959, ông được đặc xá và trở thành Ủy viên Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc và sống ở Bắc Kinh cho đến khi chết vì bệnh ung thư thận ngày 17/10/1967 khi 61 tuổi.
Sau khi qua đời, lúc đầu Phổ Nghi được mai táng tại Nghĩa trang Bát Bảo Sơn dành cho những người lãnh đạo cách mạng; sau đó di hài ông được đưa khỏi Bát Bảo Sơn, đem về mai táng tại Hoa Long Hoàng gia Lăng viên ở gần Sùng Lăng (Lăng Quang Tự) nằm trong khu Thanh Tây Lăng dưới chân núi Vĩnh Ninh thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc.
Tuy Phố Nghi qua đời đã nửa thế kỷ, đã có không ít sách báo, phim ảnh nói về ông, nhưng xung quanh cuộc đời ông vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, đến nay vẫn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Một trong những điều bí ẩn đó là chuyện hôn nhân.
Trong suốt cuộc đời mình, Phổ Nghi chính thức kết hôn 4 lần, có 5 người vợ, trong đó có “Hoàng hậu cuối cùng” Uyển Dung (khi kết hôn năm 1922, Phổ Nghi đã không còn là hoàng đế, mà chỉ là công dân của Trung Hoa Dân quốc nhưng được chính phủ cho hưởng lễ nghi như với hoàng đế các nước, tôn hiệu không bị phế bỏ), Thục Phi Văn Tú (được Phổ Nghi cưới cùng ngày, trong một đám cưới chung cùng Uyển Dung), “Tường quý nhân” Đàm Ngọc Linh, “Phúc quý nhân” Lý Ngọc Cầm và Lý Thục Hiền – người vợ hợp pháp được cưới dưới thể chế Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hoàng hậu Uyển Dung |
Thế nhưng, trên thực tế Phổ Nghi không có năng lực tình dục, không có con cái. Có tài liệu cho rằng Phổ Nghi không có khả năng tính dục của người đàn ông bình thường, chưa hề có quan hệ tình dục bình thường lần nào với cả 5 bà vợ.
Hoàng hậu Uyển Dung: Ngoại tình sinh con
Hoàng hậu Quách-bố-la Uyển Dung (1906-1946) con gái Nội vụ phủ đại thần Vinh Nguyên. Ngày 30/11/1922, bà thành hôn với Phổ Nghi khi 16 tuổi, được lập làm Hoàng hậu. Uyển Dung rất xinh đẹp, đoan trang, lại giỏi cầm, kỳ, thi, họa, thông thạo Anh ngữ, được xem là một quý phụ được hưởng nền giáo dục và mang trong mình đủ cả văn hóa Đông, Tây. Tuy nhiên, do nguyên nhân khiếm khuyết về sức khỏe, cơ thể của Phổ Nghi nên giữa họ không có quan hệ tình dục, không có con cái.
Có sách chép về chuyện quan hệ vợ chồng Phổ Nghi và Uyển Dung: “Sau đại hôn, Phổ Nghi rất ít qua đêm trong cung Chư Tú (nơi ở của hoàng hậu Uyển Dung). Thỉnh thoảng ông mới ghé qua, nhưng đó là chuyện hiếm hoi. Sáng sớm, hoàng thượng đã dậy đi rất sớm, đã không có chuyện “trẫm trẫm, khanh khanh” ân ái vợ chồng, cũng chẳng có sự ngậm ngùi khi chia tay.
Uyển Dung thì tỏ ra buồn rầu chán chường, trên gương mặt xinh đẹp sau lớp phấn trang điểm, lúc nào cũng mang dấu đôi dòng lệ”. Rõ ràng, giữa hai vợ chồng dù có ở cùng nhau, cũng chỉ là diễn kịch, đồng sàng dị mộng, một bên là lửa, bên kia băng giá, không hề có chuyện hành phòng nam nữ.
Chính vì Phổ Nghi bất lực, không có khả năng phòng sự, ngay đêm tân hôn đã để Uyển Dung vò võ một mình trong khuê phòng nên sau khi cưới 10 năm, Uyển Dung vẫn còn là trinh nữ. Do bị hoàng đế xa lánh lại khát khao về nhu cầu sinh lý nên Uyển Dung đã lần lượt thông dâm với 2 thị vệ của chồng là Lý Thể Dục và Kỳ Kế Trung rồi mang thai khiến Phổ Nghi phẫn nộ, sai người cướp đứa bé vô tội rồi quẳng vào lò lửa. Sau đó, bà bị Phổ Nghi tống giam vào lãnh cung, khiến bà sinh bệnh rồi phát điên.
Thục Phi Văn Tú |
Tháng 8/1945, Hồng quân Liên Xô đánh chiếm Mãn Châu, Uyển Dung cùng các thành viên hoàng gia chạy về Thông Hóa, bị quân du kích của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt giữ rồi phóng thích. Do nghiện ngập, bà đã qua đời tại Diên Cát, Cát Lâm, thời gian không rõ (có tin nói tháng 6, có tin nói tháng 8/19460 khi chết không có ai thân thích ở bên, không rõ được mai táng ở đâu, có nhân chứng kể lại “quấn trong chiếc chiếu cũ rồi vứt ở Bắc Sơn”, lại có người nói bà được chôn ở Nam Sơn”, nhưng sau này không thể tìm được hài cốt.
Tính ra Uyển Dung đã phải trải qua cuộc sống địa ngục 24 năm bên cạnh Phổ Nghi. Ngày 23/10/2006, em trai bà là Quách-bố-la Nhuận Kỳ đã làm lễ chiêu hồn rồi hợp táng cùng Phổ Nghi tại Thanh Hiến Lăng bên ngoài Thanh Tây Lăng thuộc tỉnh Hà Bắc, bà được đặt thụy hiệu là “Hiếu Khác Mẫn hoàng hậu”.
Thục Phi Văn Tú dứt áo ra đi tìm hạnh phúc
Ngạch-nhĩ-đức-đặc Văn Tú (20/12/1909 – 17/9/1953), người Mông Cổ được biết đến với tên gọi Thục phi Văn Tú, là thứ phi của Phổ Nghi. Năm 1931, bà nổi tiếng với danh hiệu “Hoàng phi cách mạng” khi chủ động ly hôn hoàng đế Phổ Nghi.
Năm 1921, hoàng đế Phổ Nghi tròn 16 tuổi, hoàng thất nhà Thanh khi đó vẫn ở trong Tử Cấm Thành bàn bạc, quyết định phải chọn cho Phổ Nghi một hoàng hậu. Người chú Văn Tú là Hoa Kham cho rằng đây là cơ hội giúp dòng họ được vinh hiển, bèn gửi ảnh cháu vào phủ nội vụ. Các thái phi và quan thần trong triều chọn lọc rồi gửi những bức ảnh của các mỹ nữ xuất sắc nhất đến Phổ Nghi.
Khu mộ Phổ Nghi (giữa) với Uyển Dung nằm bên phải, Đàm Ngọc Linh nằm bên trái |
Phổ Nghi chọn ra hai bức ảnh của Uyển Dung và Văn Tú. Về nhan sắc, Văn Tú có phần trội hơn lại thông minh lanh lợi, ham mê đọc sách, tính tình cởi mở dĩ nhiên Phổ Nghi muốn chọn Văn Tú làm hoàng hậu.
Tuy nhiên Đoan Khang Hoàng quý thái phi phản đối và muốn lập Uyển Dung vì cho rằng Văn Tú xuất thân kém cỏi, trong khi cha Uyển Dung Vinh Nguyên là đại thần nội vụ phủ. Phổ Nghi nghe theo lập Uyển Dung làm Hoàng hậu, Văn Tú làm Thục phi, cho ở cung Trường Xuân.../.