Ôm tiền, ôm cả trai HIV
Vào sâu các quán karaoke mới thấy được những ê chề mà các cô gái đánh đổi tuổi xuân trong bia rượu phải hứng chịu… Phải đối mặt với bệnh tật từ bia rượu; gan, sỏi mật, dạ dày… thậm chí là HIV.
Nhưng cái khó đối mặt nhất là sự khinh bỉ của người đời, chứ không đơn giản chỉ thể xác, tinh thần.
“Bọn em hay thích “đi tàu nhanh” là thế. Yêu đương gì đâu mà co quắp quấn quýt đến sáng, chả biết thân thế, bệnh tật thế nào. Con Hồng hôm nọ đi "some" (quan hệ tình dục tập thể) với lũ đập đá trên Phúc Tân, đang lo “dính hắt" (HIV), mấy đêm nay không ngủ được”
Ng kể: “Ban đầu thấy váy vóc đi đêm, cũng nhiều lời ì sèo đến tai, mẹ em đã nhắc khéo. Nhưng khi đó em còn đi làm mẫu, có cớ thanh minh, mẹ em chẳng nói nữa. Sau chắc hàng xóm họ phát hiện ra, thấy mặt mày rũ rượi, họ lườm nguýt, suýt xoa: tưởng làm gì, hóa ra làm gái ngồi bàn”.
Lúc đầu còn thấy ngượng, nhưng rồi cuộc sống đã ép Ng. bước tiếp. “Nhà một bà, một con nhỏ, không đi làm không có tiền sống. Bia với rượu, không còn đầu óc gì mà nghĩ được”, Ng than.
“Bọn em nôn ra máu là chuyện cơm bữa, hầu hết bị bệnh chảy máu dạ dày mà. Tối nào cũng tống một đống rượu bia vào người, đến đàn ông các anh còn gục nữa là. Bụng nào chịu nổi. Không bảo hiểm, không chế độ, ốm cũng không được nghỉ lâu, sống nhờ tiền tip mà, khổ lắm”, Ng kể tiếp.
Giờ trong ví M lúc nào cũng đủ loại thuốc. "Khổ thế, sao không bỏ việc đi, quay về với bố mẹ?", M bảo, bố mẹ từ em rồi; uống rượu bia, thức đêm nhiều, em bị chảy máu dạ dày nặng. Bao giờ "câu" được anh nào bao ăn nuôi học, em sẽ bỏ. Mang tiếng Hà Nội nhưng nhà em cấp 4, chưa đầy 30m”.
Ngoài đối diện với bệnh tật, các đào ngồi bàn không dễ đối diện với miệng tiếng người đời. (Trong ảnh: một cô gái từng là đào hát, sau đó tổ chức mua bán dâm bị nhà chức trách bắt giữ (Ảnh: Q.M) |
M tiếp lời: “Nói vậy cho oai, chứ gái ngồi bàn bọn em không gặp được đại gia. Không đại gia nào vào mấy chốn này. Vào đây gọi gái dịch vụ chủ yếu là thanh niên, sinh viên, người lao động ít tiền”.
Đào M bảo, với những cô gái ngồi bàn như cô, tình yêu không tồn tại. Sự thân mật thân xác chỉ là sự đánh đổi, vụ lợi. Các cô ném cái thân phới phới cho người đời thỏa thuê là chỉ để moi tiền.
“Bọn em hay thích “đi tàu nhanh” là thế. Yêu đương gì đâu mà co quắp quấn quýt đến sáng, chả biết thân thế, bệnh tật thế nào. Con Hồng hôm nọ đi "some" (quan hệ tình dục tập thể) với lũ đập đá trên Phúc Tân, đang lo “dính hắt" (HIV), mấy đêm nay không ngủ được”, M kể với vẻ lo sợ.
M trầm buồn: “Nghĩ nghề này nó bạc. Trước em yêu anh sinh viên kiến trúc quê Tuyên Quang đẹp trai, nhà khá giả. Anh ấy nuôi ước mơ cho em quyết tâm vào đại học. Sau nghe bạn bè kể, bố mẹ anh biết nên cấm luôn, ra trường bắt về tỉnh làm”.
Với gái ngồi bàn, chỉ tuổi mười tám đôi mươi, còn khi đến tuổi 25, 26 là hết đát. Lớn tuổi hơn, nhan sắc họ đã tàn tạ, cuối cùng vẫn tay trắng.
“Ai biết lo hoặc có hoàn cảnh gia đình éo le thì may ra tháng còn gửi cho nhà ít, sau này coi như đã báo hiếu, làm lại cuộc đời. Còn hầu như nướng vào điện thoại, chi tiêu, ăn chơi hết, không nghiện là may, sau còn sợ chả dám lấy chồng”, Ng, chua chát.
“Tháng em kiếm đều đều 30 triệu nhưng rồi cũng chả thấy tiền đâu, vẫn nợ một đống. Chả biết bao giờ em thoát nghề này, cũng chả nghĩ đến chuyện lấy chồng nữa”, Ng tiếp.
Câu chuyện mà P, một “tín đồ” karaoke tay vịn kể, có lẽ là điều khiến các cô gái ngồi bàn sợ hãi nhất. Theo lời P, trong số các khách đến quán, rất nhiều người mang trong mình cặn bệnh thế kỷ (HIV/AIDS).
Theo P, những người khách này có tâm lý chơi gỡ, chán nản, đặc biệt khi đã có men, nên việc ném tiền cho gái ngồi bàn tham mà nhắm mắt đưa chân là chuyện dễ hiểu.
P kể: “Thằng B gần nhà em bị nhiễm HIV, ở quê ai chẳng biết. Hắn lên Hà Nội mở salon ô tô, tiền nhiều nó uống thuốc nên người không bị phá; đẹp trai, lúc nào cũng mặc sành điệu, tiêu tiền quyển, đặc biệt chỉ thích đi chơi với gái karaoke. Hắn bảo vào đó rẻ tiền mà dễ gặp gái ngon, sinh viên”.
“Mỗi ngày hắn đi với một em, em nào cũng cao, trắng nõn xinh xắn. Hôm hắn đi với một đứa quê Bắc Giang đẹp như mẫu. Ra là dạo này hắn thích vào Nh.T, quán nổi tiếng nhiều đào đẹp ở Hà Nội. Nghĩ vẫn thấy ghê….”, P nhún vai bỏ lửng câu chuyện.
Câu chuyện có thật
T, nhân vật được chúng tôi nhắc nhiều trong loạt bài viết này là một trong số rất ít các cô gái ngồi bàn có may mắn thoát khỏi công việc này.
Ngoài ngồi bàn lấy tiền tip vào mỗi tối tại các quán karaoke địa bàn quận Ba Đình, Tây Hồ, công việc T làm chính là bán bảo hiểm nhân thọ.
Anh V, khách ruột, cũng chính là người đã giúp T thoát khỏi ngề đào, kể: cách đây một năm, sau khi nhận lời khuyên của V, đào này đã thoát ra và mở một quán ăn phục vụ sinh viên tại quận Thanh Xuân (Hà Nội).
“Thời gian gặp anh ở quán hát, em không ấn tượng nhiều. Một hôm vào quán em làm trên phố Trúc
"Khi nghe những lời chân thành của anh V, T đã xin nghỉ làm và dành hai ngày suy nghĩ, cuối cùng cô quyết định làm lại cuộc đời khi chưa muộn"
Bạch, em lần đầu nhận lời đi khách, người khách đó là anh ấy. Gặp rồi, dần cứ thấy quen, thân thiết”, T kể.
“Hai lần gặp, nghĩ khuyên những gì chân thành nhất, ai ngờ, hơn một tháng sau đi công tác về cô ấy đòi gặp và nói đã rời bỏ công việc kia và mời tôi đến khai trương quán. Cô ấy bảo muốn dành bất ngờ vì tôi là ân nhân cuộc đời cô ấy”, anh V chia sẻ.
Theo lời T kể, khi nghe những lời chân thành của anh V, T đã xin nghỉ làm và dành hai ngày suy nghĩ, cuối cùng cô quyết định làm lại cuộc đời khi chưa muộn.
“Em dùng tất cả tiền mình tiết kiệm được và vay thêm 15 triệu nữa để mở quán. Ít vốn, quán không quy mô nhưng may rất đông khách, trừ các khoản, mỗi ngày bỏ túi khoảng 500-700 nghìn”.
Thấy lỗi rẽ của T đúng, hai cô bạn cùng phục vụ bàn trước đây cũng bỏ nghề, ra chung vốn, mở quy mô quán. Họ bảo trung bình tháng đều đều lãi 15-17 triệu một người.
Góc mô hình quán cà phê của T, một nữ đào hát may mắn thay đổi cuộc sống nhờ từ bỏ công việc làm "gái dịch vụ" (Ảnh: Trần. V) |
“Thu nhập cũng cao, lại từ bỏ được công việc cũ nên T vui, hay gọi tôi tán chuyện cảm ơn. Cô ấy vừa mời tôi dự đám cưới vào cuối tháng 3 này”, anh V chia sẻ.
T cho rằng, câu chuyện của mình là lời góp ý nhỏ và mong muốn nó truyền tải thông điệp của cô, chính là người nhiều năm theo đuổi công việc “nhàn thân nhưng hại đời”.
“Em mong muốn không còn ai làm công việc này nữa. Không hẳn ai làm nghề này cũng xấu, nhưng môi trường nó không cho phép mình tốt. Hãy thay đổi khi chưa muộn”, T tâm sự.
“Đây là cái kết có hậu nhất mà tôi từng chứng kiến đối với các cô làm gái dịch vụ quán hát. Tôi biết, có rất ít cô làm được điều này. Cuộc đời có những ngã rẽ rất khó đi, song nếu quyết tâm và biết tiền, lùi, biết thấy phải trái, nhân văn hay danh dự, mọi chuyện đều có thể đi đúng hướng”, anh V chia sẻ thêm.
Để có tư liệu cho loạt bài viết này, chúng tôi phải mất nhiều đêm lang thang, có cả trải nghiệm, qua từng góc phố, lặng lẽ quan sát, chứng kiến những cuộc ngã giá... Để thấy rằng, vẫn có những con đường đi đầy ánh sáng dành cho những cô gái mang trong mình "phận đào hát".