Cả nước sôi nổi hưởng ứng Ngày Pháp luật

Trên cơ sở hướng dẫn của Hội đồng phối hợp (gọi tắt là HĐPH) công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Chính phủ, các địa phương đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức PBGDPL có hiệu quả. Trong đó, phần lớn các địa phương đã ban hành văn bản tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” trên địa bàn.

Trên cơ sở hướng dẫn của Hội đồng phối hợp (gọi tắt là HĐPH) công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Chính phủ, các địa phương đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức PBGDPL có hiệu quả. Trong đó, phần lớn các địa phương đã ban hành văn bản tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” trên địa bàn.

Hàng trăm nghìn người tham gia PBGDPL

Báo cáo HĐPH của Chính phủ cho biết, đã có 20 Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, 63/63 tỉnh, thành phố, 98% đơn vị cấp huyện và 82% đơn vị cấp xã đã thành lập HĐPH. Nhờ vậy, công tác PBGDPL tiếp tục được triển khai khá mạnh mẽ, đồng bộ và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của pháp luật và công tác PBGDPL chuyển biến rõ rệt. Tổ chức và cán bộ làm công tác PBGDPL được củng cố. HĐPH các cấp, nhất là cấp tỉnh tiếp tục chú trọng xây dựng các cơ chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện PBGDPL như Bắc Ninh, An Giang, Ninh Bình, Hậu Giang…

Lực lượng cán bộ làm công tác PBGDPL tiếp tục được kiện toàn cả về số lượng và trình độ. Trong đó, đội ngũ cán bộ Tư pháp chuyên trách PBGDPL có 7.092 người, cán bộ pháp chế thực hiện PBGDPL là 2.110 người. Hiện có 232 báo cáo viên pháp luật Trung ương, 4.096 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 14.810 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 97.255 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Không những thế, công tác PBGDPL còn có sự tham gia của 612.873 hòa giải viên Tổ hòa giải và 25.404 báo cáo viên Tư tưởng văn hóa.

Giảm phó thác cho cơ quan tư pháp

Một số địa phương đã quan tâm xây dựng thể chế quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, bảo đảm kinh phí cho công tác PBGDPL nói chung, hoạt động của HĐPH nói riêng. Chẳng hạn như, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành quyết định quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong công tác PBGDPL; HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết về PBGDPL giai đoạn 2010 – 2015, trong đó quy định cụ thể ngân sách cấp tỉnh cấp kinh phí cho công tác này mỗi năm ước tính là 7,85 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ riêng công tác PBGDPL 1,35 tỷ đồng/năm.

Các HĐPH hoặc Cơ quan thường trực của HĐPH cấp tỉnh đã ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL trong năm. Căn cứ các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch, các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, UBND, HĐPH một số địa phương đã ban hành kế hoạch triển các hoạt động cụ thể: Quảng Ninh phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tây Ninh ban hành kế hoạch PBGDPL về bảo vệ an ninh trật tự; Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành kế hoạch tổ chức Hội thi sân khấu tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Bình Định ban hành kế hoạch tổ chức tuyên truyền, tập huấn Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh…

Nhằm tạo cơ chế, nguồn lực cho công tác PBGDPL được đồng bộ, hiệu quả, một số địa phương đã chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác này như đã nêu trên hoặc ban hành văn bản đôn đốc, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

Đơn cử, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành chỉ thị về tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định về quy chế phối hợp tổ chức PBGDPL trong thành viên Mặt trận Tổ quốc.

Tích cực đưa mô hình “Ngày pháp luật” vào thực tế

Trên cơ sở hướng dẫn của HĐPH của Chính phủ, các địa phương đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức PBGDPL pháp luật có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

Trong đó, có biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật bao gồm sách hỏi đáp pháp luật, tờ gấp, đề cương giới thiệu luật…; xây dựng đĩa hình tuyên truyền pháp luật; phát huy hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động PBGDPL. HĐPH tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hẳn một trang web để phục vụ hoạt động của HĐPH và công tác tuyên truyền, PBGDPL tại http://www.phapluatbacninh.gov.vn, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu pháp luật, cập nhật thông tin của thành viên HĐPH, đội ngũ cán bộ, công chức, báo cáo viên pháp luật.

Đặc biệt, để công tác PBGDPL có hiệu quả, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực HĐPH của Chính phủ - đã hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, đánh giá, hướng dẫn, thực hiện mô hình “Ngày pháp luật”. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho các địa phương trong xây dựng mô hình, Bộ Tư pháp cũng tham mưu với HĐPH của Chính phủ ban hành Công văn số 3535/HĐPH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” gửi HĐPH cấp tỉnh, HĐPH và Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể.

Theo chỉ đạo của Cơ quan thường trực HĐPH của Chính phủ, một số HĐPH các địa phương đã tích cực hướng dẫn thực hiện “Ngày pháp luật”.

Ngoài ba tỉnh, thành phố là Hà Nội, Tiền Giang, Long An đã chính thức triển khai thực hiện thì đến nay, 52 địa phương trong cả nước đã ban hành văn bản tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật” trên địa bàn tỉnh mình.

Gia Lâm

Đọc thêm