Cạnh tranh trung lập: Những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong việc áp dụng

(PLO) - Ngày 18/03/2016, tọa đàm "Cạnh tranh trung lập: những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong việc áp dụng” thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Dự án WTI/SECO “Xây dựng trung tâm năng lực khu vực về luật và chính sách thương mại tại Nam Phi, Peru và Việt Nam, Indonesia, Chile.” giữa trường Đại học Ngoại thương và Viện Thương mại Thế giới (WTI), Bern, Thụy Sỹ được tổ chức tại Phòng Hội thảo quốc tế Liên Việt, trường Đại học Ngoại thương. 

Tọa đàm có sự tham gia trình bày tham luận của chủ nhiệm đề tài - PGS, TS Tăng Văn Nghĩa, (Trưởng khoa Sau đại học, trường Đại học Ngoại thương); GS, TS Wolfgang Wurmnest (Trường Đại học Tổng hợp Augsburg, CHLB Đức), ThS Tống Thị Minh Phương, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU- MUTRAP), cựu học viên khóa 1, chương trình Thạc sĩ Chính sách và Luật thương mại quốc tế, chương trình liên kết giữa trường Đại học Ngoại thương và trường Đại học Bern, Thụy Sỹ) và có sự tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan, tổ chức như SECO, Mutrap, Hội đồng Cạnh tranh, giảng viên và những người quan tâm.

“Competitive Neutrality” – Cạnh tranh trung lập là một xu hướng mới trong phát triển chính sách cạnh tranh ở nhiều nước trên thế giới và đặc biệt đang được nghiên cứu ứng dụng ở các nước đang phát triển. 

Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia vào TPP và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhà nước phải duy trì môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho mọi chủ thể tham gia thị trường. Với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nắm giữ lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Để duy trì môi trường cạnh tranh công bằng giữa khối doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp dân doanh, các doanh nghiệp có nguồn vốn từ nước ngoài đòi hỏi tính trung lập trong cạnh tranh (Competitive Neutrality) phải được duy trì thông qua xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp và hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu hy vọng đây là diễn đàn quan trọng để các nhà khoa học chia sẻ và thảo luận những vấn đề thiết thực về cạnh tranh trung lập và những vấn đề đặt khi triển khai áp dụng tại Việt Nam giúp cho nhóm nghiên cứu đạt được mục đích nghiên của đề tài.

PGS, TS Tăng Văn Nghĩa

Đọc thêm