Cấp phép thành lập 5 Văn phòng Thừa phát lại tại TP.HCM

Sáng nay, 21/5, tại Sở Tư pháp TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính đã trao quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký văn phòng Thừa phát lại cho 5 Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Việt Nam hoạt động tại 5 quận trên địa bàn TP.HCM.

Sáng nay, 21/5, tại Sở Tư pháp TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính đã trao quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký văn phòng Thừa phát lại cho 5 Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Việt Nam hoạt động tại 5 quận trên địa bàn TP.HCM.

Trao giấy phép cho 5 Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên- ảnh P.Trần

 Văn phòng thừa phát lại có chức năng hoạt động gần giống như chấp hành viên của cơ quan Thi hành án, hỗ trợ cho chấp hành viên khi người dân cần. Đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong thi hành án.

 Hoạt động của Văn phòng thừa phát lại còn góp phần giúp Nhà nước tiết kiệm được ngân sách, nhân lực...

 Ông Mai Lương Khôi- Phó giám đốc Sở Tư Pháp TP.Hồ Chí Minh,  để đảm bảo tính tính pháp lý, cũng như công khai, minh bạch trong giải quyết hồ sơ liên quan đến hoạt động TPL, Sở Tư pháp TP.HCM đã xây dựng quy trình và hướng dẫn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ về hoạt động TPL; Phối hợp với Tổng cục Thi hành án Dân sự, Học viện Tư pháp bồi dưỡng nghiệp vụ về TPL.

 Ông Khôi cũng cho biết, sau 3 tháng, khi các văn phòng chính thức đi vào hoạt động, Sở Tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra để kịp thời nắm bắt tình hình, cũng như hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh nhằm chấn chỉnh những thiếu sót nếu có.

 Năm trưởng Văn phòng thừa phát lại đầu tiên được bổ nhiệm sáng nay gồm: Ông Đoàn Tiến Hưng (Q.1), ông Phạm Quang Giang (Q.5), Bà Vũ Thị Trường Hạnh (Q.8), ông Lê Mạnh Hùng (Q.Bình Thạnh) và ông Nguyễn Năng Quang (Q.Bình Thạnh). Trong đó, 4 văn phòng hoạt động theo loại hình DNTN và một văn phòng hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh.

Phong Trần

Đọc thêm