Chữa bệnh bằng Đông y - (Kỳ 5): Cách ứng dụng ngũ vận, lục khí để chữa bệnh trong y học cổ truyền

(PLVN) - Ngũ vận  - lục khí hay còn gọi là vận khí. Trong y học Cổ truyền, học thuyết này gọi là học thuyết vận khí. Đó là một phương pháp lý luận của đời xưa giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hóa ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với sức khỏe người. 
(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Chữa bệnh bằng Đông y: Mối quan hệ mật thiết giữa tinh - khí - thần với cơ thể con người

Cội nguồn của vận khí

Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên.Ngũ vận tức là lấy Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngũ hành phối hợp với thiên can để tính tuế vận của mỗi năm (năm nào thuộc về vận nào).

Lục khí là chỉ và sáu thứ khí: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa đem phối hợp với địa chi để tính tuế khí của mỗi năm (năm nào thuộc về khí nào). Kết hợp ngữ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lý luận đơn giản hóa dùng để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và mọi thứ quan hệ trong y học.

Học thuyết vận khí (HTVK)được vận dụng vào y học là do người xưa nhận thức được sự quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, tất cả sinh hoạt của con người đều cần phải thích ứng với sự biến hóa của tự nhiên, cho nên người xưa thường lấy con người và tự nhiên vạn vật để bàn luận.

HTVKlà lấy ba thứ “Thiên, Địa, Nhân” kết hợp lại luận bàn. Mục đích của nghiên cứu học thuyết vận khí trên y học chủ yếu là ở chỗ nắm vững quy luật biến hóa của thời tiết khí hậu, để tiện cho việc nghiên cứu nhân tố gây bệnh của ngoại cảm lục dâm. Dùng để suy tính tình hình phát bệnh và khí hậu biến hóa của từng năm, làm chỗ tham khảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh.

Theo Lương y Đàm Thế Long (86 tuổi, hội viên Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) chia sẻ:Để nắm bắt được HTVK  cần phải hiểu được hai vấn đề trong HTVK.“Đầu tiên là phải nắm vững lý luận trung tâm của HTVK là học thuyết âm dương ngũ hành, trong đó lấy ngũ hành sinh khắc làm chủ yếu. Tiếp theo là nắm vững những phù hiệu đại biểu và cách vận dụng can chi.Can chi là nói tắt về thiên can và địa chi, thiên can có 10 thứ, tứ là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm Quý;còn gọi là thập can. Địa chi có 12 con vật gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi;còn gọi là thập nhị địa chi”, cụ Long cho hay.

Can chi vận dụng trong HTVK đều là những phù hiệu đại biểu để tính toán sự biến hóa của ngũ vận, lục khí. Chúng ta có thể phân biệt dựa trên những thuộc tính sau:

Thuộc tính âm dương của can chi:Thiên can, Địa chi đều có thuộc tính khác nhau về âm dương. Nói về can chi thì thiên can là dương, địa chi là âm, nếu đem tách rời can và chi ra mà nói thì trong thiên can có âm dương, trong địa chi cũng có âm dương. Tức là theo thứ tự sắp xếp của can chi mà đếm thì số lẻ là dương, số chẵn là âm. Ví dụ như: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm trong thiên can là thuộc về dương can. Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là thuộc về âm can. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Tuất, Thân trong địa chi là thuộc về dương chi. Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là thuộc về âm chi.

Phép tắc vận dụng can chi:Can chi vận dụng trong HTVKcụ thể là “Thiên can để tính vận, địa chi để tính khí”. Nói cụ thể ra nữa thì ngũ vận là đem thiên can phối hợp với ngũ hành để tính tuế vận; lục khí là lấy địa chi phối hợp với tam âm tam dương mà vận dụng để tính tuế khí (tam âm tam dương là từ thay thế của lục khí). Cánh thức phối hợp thông thường hay áp dụng có ba cách áp dụng như sau:

Thiên can phối hợp với ngũ vận:Giáp Kỷ phối hợp với Thổ; Ất Canh phối hợp với Kim; Bính Tân phối hợp với Thủy; Đinh Nhâm phối hợp với Mộc; Mậu Quý phối hợp với Hỏa.

Địa chi phối hợp với ngũ hành: Dần Mão phối hợp với Mộc; Tỵ Ngọ phối hợp với Hỏa; Thân Dậu phối hợp với Kim; Hợi Tý phối hợp với Thủy; Thìn Tuất - Sửu Mùi phối hợp với Thổ.

Địa chi phối hợp với lục khí, tam âm, tam dương: Tý Ngọ phối hợp với Thiếu âm quân Hỏa; Sửu Mùi phối hợp với Thái âm thấp Thổ; Dần Thân phối hợp với Thiếu dương tướng Hỏa; Mão Dậu phối hợp với Dương minh táo Kim; Thìn Tuất phối hợp với Thái dương hàn Thủy; Tỵ Hợi phối hợp với Quyết âm phong Mộc.

Ba cách vận dụng ở trên, về ý nghĩa vận dụng thì mỗi kiểu đều có cách khác nhau. Cách thứ nhất là để ứng dụng khi tính “Đại vận”. Cách thứ hai là để ứng dụng khi tính những năm “Tuế hội”. Cách thứ ba là để ứng dụng khi tính về “Khách khí”. Phương pháp ứng dụng cụ thể ở những giai đoạn dưới dây, mỗi đoạn đều có giới thiệu về nội dung trong đó.

Cách kết hợp can chi để ghi từng năm: Phối hợp thiên can và địa chi từ đời Đông Hán trở về trước chỉ dùng để ghi ngày, từ đời Quang Vũ Đế nhà Hán về sau mới bắt đầu dùng để ghi năm, tháng, ngày, giờ. Đến nay âm lịch vẫn còn dùng phương pháp ấy. Niên hiệu của mỗi năm đều có một chữ trong thiên văn và một chữ trong địa chi hợp lại như: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần… Theo đó, chữ Giáp, Ất, Bính là thiên can; chữ Tý, Sửu, Dần là địa chi.

Từ năm Giáp Tý theo thứ tự cho đến năm Quý Hợp công lại được 60 lần. Sau 60 năm thì sẽ tiếp tục tính lại từ năm Giáp Tý. Một vòng như vậy gọi là một chu hay là một Lục thập hoa giáp.

Sự biến hóa của ngũ vận trong mỗi năm

Ngũ vận là nói chung về Thổ vận, Kim vận, Thủy vận, Mộc vận, Hỏa vận. Có nghĩa là luân chuyển, vận động đi lại không ngừng. Lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để vận dụng phân tích và thuyết minh sự biến hóa bình thường và khác thường của khí hậu từng năm từng mùa, cho nên gọi là ngũ vận. Trong ngũ vận lại chia ra ba thứ là Đại vận, Chủ vận, Khách vận.

Đại vận: Đại vận cũng gọi là Trung Vận, là làm chủ tất cả tuế vận của mỗi năm. Dùng để nói rõ sự biến hóa của khí hậu trong toàn năm, đồng thời đây cũng là cơ sở để tính khách vận.

Phương pháp tính đại vận chính theo sách Tố Vấn cụ thể như sau: “Năm Giáp năm Kỷ thuộc về Thổ vận, năm Ất năm Canh thuộc về Kim vận, năm Mậu năm Quý thuộc về Hỏa vận”. Đó là quy luận cơ bản để tính đại vận của mỗi năm. Nói rõ niên hiệu của mỗi năm, cứ đến năm thiên can là Giáp và Kỷ thì bất luận địa chi là gì, đại vận của năm ấy cũng là thuộc Thổ vận, ngoài ra những năm khác đều có thể theo như thế mà suy ra.

“Cách tính này là lấy 5 năm làm một vòng, trong đó mỗi vận làm chủ một năm, lấy thứ tự tương sinh của ngũ hànhKim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ mà sắp xếp. Trong 30 năm gọi là một kỷ, mỗi kỷ mỗi vận làm chủ sáu năm. Trong 60 năm gọi là một chu kỳ, mỗi vận làm chủ 12 năm”, Lương y Đàm Thế Long (Hội viên Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) cho biết thêm.

Đại vận làm chủ từng năm, có sự thái quá và bất cập khác nhau, như năm Giáp Kỷ đều thuộc hành Thổ, đó cũng là năm Thổ vận làm chủ. Năm Giáp là năm Thổ vận thái quá, năm Kỷ là năm Thổ vận bất cập, niên vận thái quá bất cập là căn cứ vào âm dương của thiên can để phân biệt, dương can là thái quá, âm can là bất cập.

Dựa vào thái quá và bất cập của niên vận, có thể tính ra được tình hình biến hóa của khí hậu, cụ thể:Năm Hỏa thái quá thì thử nhiệt lưu hành, năm hỏa bất cập thì hàn khí lưu hành. Năm mậu là hỏa vận thái quá, đến năm ấy phần nhiều là nhiệt khí thắng, năm Quý là năm Hỏa vận bất cập thì thủy sẽ đến khắc hỏa, cho nên khí hậu năm ấy sẽ rét hơn...

(Còn tiếp)

Đọc thêm