Chữa bệnh bằng Đông y: Mối quan hệ mật thiết giữa tinh - khí - thần với cơ thể con người

(PLVN) - Học thuyết tạng phủ và học thuyết kinh lạc là bộ phận quan trọng trong lý luận y học cổ truyền nhằm nghiên cứu sự hoạt động của các tạng phủ, hệ thống kinh lạc và các bộ phận khác. Học thuyết tạng phủ cũng nghiên cứu về hoạt động của tinh, khí, thần, huyết, tân dịch. Đây là cơ sở vật chất duy trì sự hoạt động của cơ thể.
(ảnh minh họa).

Nguồn gốc của tinh và khí

Tinh: là cơ sở vật chất của sự sống con người và các hoạt động cơ năng của cơ thể . Nguồn gốc của tinh là do bố mẹ đem lại gọi là “tinh tiên thiên” và do chất dinh dưỡng của đồ ăn tạo ra gọi là “tinh hậu thiên”. Tinh của hậu thiên do tỳ vị vận hóa phân bổ ở các tạng phủ nên còn gọi là “tinh của tạng phủ”.

Hai nguồn tinh tiên thiên và tinh hậu thiên bổ sung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể.

Tinh có hai nghĩa, như trong thiên Đại hoặc luận sách Linh Khu nói: “Tinh khí của ngũ tạc lục phủ đều dồn về mắt mà thành tinh hoa. Vị thương tổn đến hình, khí thương tổn đến tinh”.

Tinh của ngũ tạng lục phủ là chất dinh dưỡng chủ yếu của thân thể con người, do sau khi đồ ăn uống đã đi vào vị thông qua sự tiêu hóa thu hút của tỳ vị và tác dụng khí hóa, tổng hợp lại mà thành ra rồi chứa ở thận. Trong lúc ngũ tạng lục phủ cần được cấp dưỡng những chất tinh vi, thì thận tạng lại có thể đưa những chất tinh vi đã chứa đó đến cấp dưỡng, cho nên tinh sinh ra luôn luôn. Vì thế, mỗi khi lục dâm hoặc thất tình làm hại đến thân thể người ta thì kết quả cũng hại đến tinh khí. 

Thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố Vấn có câu: “Giữ được tinh đến mùa Xuân thì không bị bệnh ôn”. Đều nói rõ về sinh lý tinh của ngũ tạng lục phủ là thứ vật chất dinh dưỡng không thể thiếu được để duy trì sự hoạt động của sinh mạng.

Tinh về phương diện sinh dục của thận tạng là cơ sở của tiên thiên, thiên Kinh mạch sách Linh khu nêu: “người ta khi mới thành hình, trước tiên thành tinh, tinh thành hình rồi não tủy mới sinh, xương là trụ cột, mạch là dinh, gân là dây chằng, thịt là tường vách, da dẻ bền chặt, tóc lông dài tốt, thức ăn vào vị, đường mạch được lưu thông, khí huyết được lưu hành”. Đó là nói rõ khi người ta còn trong bào thai, trước tiên là bẩm thụ tinh của cha mẹ, tức là thứ tinh khí của tiên thiên.

Trên cơ sở ấy, bào thai được sự cung cấp nuôi dưỡng của khí huyết người mẹ, sau mới dần dần sinh ra những tổ chức não, tủy, xương, gân, mạch, da, thịt, lông, tóc; sau khi đẻ ra lại nhờ vào sự cấp dưỡng của tinh khí đồ ăn uống để tự duy trì lấy sự sống, mà tinh khí của tiên thiên cũng đồng thời được sự nuôi dưỡng của tinh khí đồ ăn uống mới dần dần đầy đủ lên mà phát huy tác dụng xúc tiến sự sinh, trưởng, phát dục của cơ thể.

Căn cứ thiên Thượng cổ thiên chân luận sách Tố Vấn ghi chép thì con trai đến chứng tám tuổi, thận khí mới bắt đầu thịnh vượng, răng sữa thay, tóc mọc dài và xanh tốt, khoảng chứng 16 tuổi thận khí lại thịnh vượng thêm, đến tuổi dậy thì, có thiên quý rồi tinh cũng bắt đầu sinh ra. Đây là vật chất cơ bản để làm cho sự sinh dục của loài người được phồn thịnh, khi đó nam nữ giao phối với nhau có thể sinh con cái; đén khoảng 64 tuổi, thiên quý hết, tinh cũng hết thì không còn năng lực sinh dục nữa. Nguyên nhân của thiên quý hết và tinh kiệt là hậu quả của thận khí suy tàn.

Khí: Nguồn gốc của khí một phần là do không khí do đường hô hập của phổi mà vào, một phần là khí của đồ ăn, do đồ ăn đã trải qua sự tiêu hóa thu hút của tỳ vị mà thành, Thiên Thích thiết chân tà sách Linh khu nêu: “Chân khí là bẩm thụ ở khí trời cùng với khí của đồ ăn hợp lại mà thành, nó có công năng nuôi dưỡng toàn thân. Nhưng do sự phân bố và tác dụng của nó khác nha mà có những tên gọi khác nhau. Đồ ăn khi mới vào vị thì phần tinh vi trước tiên ở vị đi ra lưỡng tiêu, tưới nhuần năm tạng, đi riêng ra hai đường dinh và vệ, cọn đại khí ở lại không đi, chứa ở lòng ngực, vào phổi, đi ra ở yết hầu, cho nên khi thở khì khí đi ra, khi hít thì đi vào”.

Theo lời kinh văn trên có thể hiểu chất tinh vi của đồ ăn sau khi đã hóa thành khí thì trước từ vị phân bố ra thượng tiêu và trung tiêu, chia riêng dinh khí, vệ khí ra thành hai đường đi tuần hành khắp thân thể, đi nuôi dưỡng lục phủ ngữ tạng. Phần khí phân bố ở lồng ngực (đại khí) gọi là tông khí, đi theo đường họng mà thở ra, hít vào, cùng kết hợp với khí đồ ăn, gọi là chân khí,

Thần: là biểu hiện bình thường của sự suy nghĩ, ý thức và hết thảy sự hoạt động của sinh mạng. Thần bắt nguồn từ khi tinh huyết của cha mẹ giao hợp, khí bào thai đã kết thành hình rồi thì thân của sinh mạng cũng đồng thời được xây dựng. Nguồn gốc của sinh mạng là tinh, hai tinh hợp lại là thần. Sau khi đẻ ra nhờ vào sự thu nạp đồ ăn uống, thần cũng được nuôi dưỡng không ngừng, do đó mà giữ vững được trạng thái sử dụng mãi mãi.

Thiên Bình nhân tuyệt cốc sách Linh Khu cũng chỉ ra: “Thần là tinh khí của đồ ăn uống. Ngũ vị ăn vào chứa ở trường vị, ngũ vị chứa lại để nuôi ngũ khí, khí hòa hợp với ngũ vị mà sinh ra tân dịch, thần cũng nhờ đó mà sinh”. Căn cứ vào lời nói ở trên, có thể thấy thần sinh ra là có cơ sở vật chất nhất định, chứ không phải là không có căn cứ.

Thần ở trong thân thể người ta có quan hệ với ngũ tạng rất là mật thiết. Thiên Tuyên minh ngũ khí luận sách chỉ rõ: “ Tâm chứa thần, phế chữa phách, can chứa hồn, tỳ chứa ý, thận chứa chí. Dù có tên gọi khách nhau nhưng trên thực tế vẫn là thuộc loại của thần, đồng thời vì tâm ở trong ngữ tạng có tác dụng thống soái các tạng khác nên thần của tâm tạng cũng là đại biểu cho cả phách, hồn, ý, chí của bốn tạng khác. Hai tinh giao kết với nhau gọi là thần, theo thần đi quan đi lại gọi là hồn, cùng với tinh ra vào gọi là phách, cho nên cai quản mọi vật gọi là tâm, chỗ ghi nhớ trong tâm gọi là ý, ý quyết định vững chắc gọi là chí, theo đoạn kinh văn này có thể chứng minh được quan hệ giữa thần và ngũ tạng nói ở trên.

Trong thân thể người ta có thể chia thần ra thành hai phương diện, người xưa nhận rằng thần và hình thể người ta không thể tách rời nhau một giây phút nào được, tức là nói sinh mệnh của con người tồn tại ngày nào thì tinh thần còn tồn tại ngày ấy. Con người sống đến trăm tuổi thì năm tạng đều hư, thần khí đều mất, chỉ còn lại hình xác thì chết. Giữ được thần thì sống, mất thần thì chết.

Do đó có thể nhận thấy hình và thần song song với nhau, là tượng trưng chủ yếu của sinh mệnh. Vì thế chúng ta có thể nói: “Mắt sở dĩ trông thấy được, tai nghe được, miệng nói được, chây tay vận động được, tất cả hoạt đông về ý thức, suy nghĩ và hình thể, không một hình thức nào mà không do tác dụng phát huy của thần mà biểu hiện ra.

Người khỏa mạnh thì thần khí tất nhiên biểu hiện ra ngoài đầy đủ hoạt bát. Lúc đau ốm thần khí vì bị xâm phạm cho nên cũng biểu hiện ra hiện tượng khác thường, ví dụ như mắt không sáng sủa, tinh thần mệt mỏi, thậm chí nói năng mất bình thường, mê man thấy ma quỷ, phiền táo, không biết gì hoặc tay lần áo sơ giường, bắt chuồn chuồn, bắt chấu, vê chỉ… bệnh tình như thế đã rất nguy hiểm. Cho nên trên lâm sáng xem thần khí người bệnh có thể phán đoán được bệnh nặng hay nhẹ, bệnh lành hay dữ.

Quan hệ giữa tinh, khí và thần

Người xưa gọi tinh, khí, thần là ba thứ quý báu. Tinh là chất tinh vi ở đò ăn uống của hậu thiên hóa sinh ra, là cở sở vật chất của mọi hoạt động trong thân thể người ta. Khí là tinh khí của đồ ăn uống và không khí hít vào hợp lại mà thành, là chất chủ yếu của công năng sinh lý toàn thân; thần là sự khái quát tất cả mọi hoạt động sinh lý bình thường của thân thể. Do đó ta thấy sự quan hệ của tinh, khí, thần là rất mật thiết, khí sinh ra ở tinh, tinh hóa sinh cũng nhờ ở khí, tác dụng của tình và khí hợp lại với nhau thì biểu hiện ra thần.

Người tinh khí đầy đủ thì thần nhất định cũng thịnh vượng, trái lại, người mà thần không thịnh vượng cũng có thể giải thích do không đầu đủ tinh khí, vì có sự liên quan lẫn nhau giữa những thứ đó, cho nên tinh bị hao tổn quá sẽ giảm bớt sự sinh ra khí, khí bị hao tổn nhiều quá cũng làm kém sút sự sinh hóa ra tinh, đồng thời cũng thấy biểu hiện ra hình tượng thần không đầy đủ. 

Thận tuy sinh ra ở tinh và khí, nhưng nếu tinh thần hoạt động quá độ, tổn hại đến thần cũng ảnh hưởng đến tinh và khí mà làm cho hình thể suy yếu. Cho nên sách Linh khu nói: “ Trong tâm sợ hãi, nghĩ ngợ thì hại đến thần, thần bị thương thì sợ hãi mất vía, bắp thịt tiêu thoát hết. Thần do tinh khí sinh ra nhưng thống soái được tinh khí và làm chủ sự vận dụng, dó đó thần ở trong tâm của chúng ta”.

Đọc thêm