Công bố 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng trên thế giới

(PLO) - Sáu thành viên của tổ chức Người tiêu dùng thế giới CI (Consumers International) đến từ sáu quốc gia sẽ bắt tay hành động để thúc đẩy việc bảo vệ người tiêu dùng toàn cầu thông qua tài trợ của quỹ Anne Fransen 2016.

Dự án sẽ đưa 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng đi vào hoạt động, sẽ thúc đẩy sự bảo vệ quyền của người tiêu dùng trên toàn thế giới trong phạm vi, cách thức thực hiện đa dạng. Từ việc cải thiện tài chính ở Zimbabwe, đến ủng hộ cho những mặt hàng chính hãng ở Malaysia.

Một trong những nhiệm vụ của Quỹ Anne Fransen là góp phần nâng cao vị thế, tầm quan trọng của người tiêu dùng trong quá trình phát triển và chuyển giao giữa các nền kinh tế, thông qua các việc xây dựng và vận động cho các dự án .

Được thành lập vào năm 1988 bởi cựu Giám đốc của một trong các thành viên của CI (Tổ chức người tiêu dùng thế giới), Consumentenbond, Quỹ Anne Fransen được xây dựng lên từ những đóng góp của các thành viên cộng đồng người tiêu dùng Hà Lan. Kể từ năm 1981, hơn 700,000 Euros đã được đầu tư để xây dựng các tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Mỗi năm, những khoản tài trợ lên đến 10,000 Euros được trao cho các nước thành viên CI để thực hiện các dự án giúp người tiêu dùng có hiểu biết đầy đủ và hưởng 8 quyền cơ bản của mình.

Sáu thành viên bao gồm : Peru, Zimbabwe, Malaysia, Ấn Độ và 2 tổ chức nữa  là: Cơ quan đấu tranh bảo vệ cho người tiêu dùng ở Pháp và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở Yemen (một quốc gia ở phía Tây Nam của bán đảo các nước Ả rập).

Ở Peru, tổ chức sẽ thiết kế và đưa vào một loạt các dự án thúc đẩy trong giáo dục, với cả giáo viên và học sinh, giúp họ hiểu hơn về quyền lợi tiêu dùng của mình. Nước này đã có một Bộ Luật bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực từ năm 2010.

Khác với ở Peru, Hội đồng người tiêu dùng ở Zimbabwe lại hướng các hoạt động của mình đến khu vực nông thôn, để có thể hiểu hơn về các công việc kinh doanh, các dịch vụ của ngân hàng và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch dài hạn. Họ cũng thực hiện dự án này thông qua các sinh viên tình nguyện, các kênh phát thanh – truyền thông đại chúng và các nhóm chuyên gia tài chính.

Còn ở Malaysia, đây sẽ là chiến dịch nâng cao nhận thức, nhằm giảm lượng tiêu thụ mì ăn liền ở đất nước này. Khuyến khích áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, việc bắt buộc dán nhãn chất lượng bắt buộc của mì ăn liền và những thực phẩm chế biến với quá nhiều natri và các chất phụ gia khác.

Ở Ấn Độ, những khu cấp nước uống sạch sẽ và vệ sinh an toàn đều được triển khai xây dựng ở 3 ngôi làng : Delhi, Utter và Bradesh. Điều này nhằm thúc đẩy ý thức của người dân ở vùng nông thôn về quyền tiêu dùng cơ bản mà họ đáng ra được hưởng. Dự án cũng cần rất nhiều sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng.

Cơ quan đấu tranh bảo vệ cho người tiêu dùng ở Pháp sẽ vận động để thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh, giảm thiểu sự tổn thương của phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi. Dự án này cũng nhằm giúp đỡ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế cho người dân ở địa phương, tập trung chăm sóc những nhu cầu cần thiết trong 1000 ngày đầu đời của một em bé.

Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng ở Yemen sẽ tiến hành dự án, làm việc về vấn đề nước sạch trong vùng và giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước thông qua nghiên cứu các dịch vụ nước sạch. Bằng cách giáo dục và đào tạo những kiến thức, kỹ năng cho những nhân viên có đủ chuyên môn làm việc trong trong các trạm xử lý nước.

Vấn đề tiêu dùng đang là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Sức khỏe con người luôn cần có những sự quan tâm và sự can thiệp đúng hướng của các tổ chức cộng đồng.

Đọc thêm