Phương án thi năm 2017
Theo đó, việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh do Sở GD&ĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.
Quy chế thi THPT quốc gia sẽ quy định cụ thể mức điểm tối thiểu đối với mỗi bài thi, môn thi (điểm liệt) để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đây là giải pháp để góp phần khắc phục tình trạng học lệch.
Để chọn thí sinh vào ĐH, CĐ, các trường lựa chọn 4 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia; Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT; Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh.
Các thí sinh thi trắc nghiệm máy tính. Ảnh: QT |
Theo Bộ GD&ĐT, khi Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, kết quả trung thực, khách quan thì các trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ vào kết quả Kỳ thi để tuyển sinh.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết, đối với các khối thi truyền thống A, A1, B, C, D, khi điều chỉnh quy chế tuyển sinh sắp tới Bộ sẽ có quy định yêu cầu các trường dành chỉ tiêu thích hợp để xét tuyển đảm bảo quyền lợi của thí sinh đã ôn tập theo khối thi từ trước. Dự kiến năm 2017 các trường sẽ dành ít nhất 25% chỉ tiêu đối với khối thi truyền thống.
Tổ hợp các môn thi của các khối thi truyền thống được xác định như những năm trước đây. Các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ không có gì thay đổi. Các môn còn lại: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí sẽ lấy điểm thành phần tương ứng của các bài thi tổ hợp.
Năm 2017, để đảm bảo tối đa quyền lợi của thí sinh, dự kiến thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành của một hoặc nhiều trường và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, lãnh đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải sớm công bố phương thức tuyển sinh.
Trong đó phương thức tuyển sinh cần chỉ rõ: Sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển hay chỉ để sơ tuyển và có thêm hình thức đánh giá năng lực chuyên biệt; tổ hợp các môn thi/bài thi để xét tuyển vào ngành/khối ngành, hệ số đối với môn thi/bài thi (nếu có); các điều kiện xét tuyển khác...
Ngoài ra, thí sinh cũng nên theo dõi trang tuyển sinh của các trường để nắm thông tin, định hướng ôn tập.
Không có SGK riêng cho các phần thi
Theo phương án thi THPT Quốc gia 2017 mới được công bố, ngoài môn Ngữ văn thi tự luận, tất cả những môn còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định: Không có SGK biên soạn riêng cho thi tự luận hay thi trắc nghiệm.
Cụ thể kỳ thi THPT Quốc gia 2017, thí sinh sẽ có 5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Ngoài Ngữ văn thi tự luận, tất cả những môn còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm.
Thí sinh trước giờ thi. Ảnh: QT |
Trước ý kiến băn khoăn về việc đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có đổi mới sách giáo khoa (SGK) hay không? Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định: Không có SGK biên soạn riêng cho thi tự luận hay thi trắc nghiệm.
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định: Không có SGK biên soạn riêng cho thi tự luận hay thi trắc nghiệm.
Trước ý kiến băn khoăn về việc đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có đổi mới sách giáo khoa (SGK) không, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định: Không có SGK biên soạn riêng cho thi tự luận hay thi trắc nghiệm.
Theo Bộ GD&ĐT, hình thức thi trắc nghiệm đã được thực hiện gần 10 năm nay với các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, song giáo viên và học sinh vẫn sử dụng SGK hiện hành để dạy - học và vẫn cho kết quả tốt. Điều này cho thấy, việc dùng SGKhiện hành không ảnh hưởng gì đến việc thi theo hình thức trắc nghiệm hay tự luận.