Dự án Nhà tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ được xây dựng trên nền đất của tập thể B6 Giảng Võ cũ. Dự án được chia làm 2 khối nhà trong đó khu nhà tái định cư cao 19 tầng và khối văn phòng cao 22 tầng. Dự án có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng.
Dự án này đã được khởi động từ năm 2004 và đơn vị được giao thực hiện là công ty CP ICT. Tuy nhiên, năm 2007, công ty ICT đã không có đủ năng lực triển khai và hơn 100 hộ dân chung cư cũ B6 Giảng Võ đã tìm chủ đầu tư cho dự án là Tổng công ty 36. Năm 2009, 100% các hộ dân đã di dời bàn giao mặt bằng cho Tổng công ty 36 triển khai xây dựng.
Sau khi được giao làm chủ đầu tư, Tổng công ty 36 đã ký hợp đồng liên doanh với công ty Mefrimex, trong đó xác định Tổng công ty 36 chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình. Công ty Mefrimex có nhiệm vụ thu xếp nguồn vốn cho dự án.
Tính đến hiện tại, Tổng công ty 36 đã hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng, và công ty Mefrimex sẽ phải thanh toán cho Tổng công ty 36 số tiền thi công công trình là 103 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay phía công ty Mefrimex không thanh toán đủ khoản tiền này cho Tổng công ty 36 theo đúng cam kết nên Tổng công ty 36 đã thực hiện việc dừng triển khai công trình năm 2012.
Đến tháng 12/2013, UBND TP Hà Nội đã có quyết định cho phép Tổng công ty 36 được chuyển nhượng toàn bộ dự án nhà B6 cho công ty Mefrimex. Theo quyết định này, công ty Mefrimex sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án. Việc chuyển nhượng này cũng được 100% các hộ dân B6 đồng tình ủng hộ.
Tháng 1/2014, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án với giá trị 192 tỷ. Tuy nhiên, sau khi chuyển nhượng, công ty Mefrimex cũng không thực hiện chi trả tiền cho Tổng công ty 36. Hiện, số nợ sau khi hai bên đối trừ các khoản tổng cộng là 259 tỷ đồng, cộng nợ và lãi phát sinh đến ngày 24/12/2014 là 68 tỷ đồng.
Trong khi đó, toàn bộ giá trị các hợp đồng đã được Tổng công ty 36 xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Công ty Mefrimex đã nhận các hóa đơn và kê khai thuế theo quy định, được khấu trừ khoản thuế giá trị gia tăng.
Liên quan đến vụ việc, mặc dù Tổng công ty 36 đã nhiều lần yêu cầu công ty Mefimex thanh toán các khoản nợ nói trên và Công ty này đã nhiều lần cam kết nhưng không thanh toán và không xác định công nợ.
Do vậy, Tổng công ty 36 đã khởi kiện công ty Mefrimex ra tòa án nhân dân Huyện Đông Anh để giải quyết.
Như vậy, trong vòng 9 năm, dự án xây mới nhà B6 Giảng Võ, Ba Đình đã qua 3 lần đổi chủ. Và xem ra, số phận dự án B6 Giảng Võ vẫn chưa thể có hồi kết do phía Mefrimex và Tổng công ty 36 (chủ đầu tư cũ) đang xảy ra tranh chấp về tài chính.
Trong khi đó, số phận của hơn 100 hộ dân nhà B6 vẫn chưa biết đi đâu về đâu. Năm 2005, chủ đầu tư cũ là ICT bắt đầu tiến hành phá dỡ nhà chung cư cũ B6 Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), hơn 100 hộ dân sẽ được tái định cư tại chỗ trong toà nhà chung cư mới cao 15-17 tầng. Diện tích căn hộ sẽ tăng 1,7-1,8 lần so với trước đây.
Tiền các hộ dân trả cho phần diện tích gia tăng này sẽ tính theo giá do thành phố phê duyệt. Và người dân sẽ không phải đóng bất cứ khoản tiền nào cho đến khi xây dựng xong.
Theo phương án tái định cư tại toà nhà mới, tầng 2 sẽ không bố trí người dân sinh sống mà tổ chức các dịch vụ cho dân cư trong khu vực. Các hộ tầng 1 chung cư cũ sẽ chuyển lên tầng 2, các hộ tầng tiếp theo sẽ tái định cư ở tầng cao dần. Các hộ dân ở tầng 1 có thể được thuê một gian hàng để kinh doanh có thời hạn từ 15 đến 20 năm.
Trong thời gian chung cư mới xây dựng, người dân sẽ tạm cư tại khu chung cư ở Thanh Lương, Đại Kim, hoặc Phúc Xá. Nếu các hộ dân tự lo nơi tạm cư sẽ được hỗ trợ mỗi tháng 250.000 đồng một người. Ngoài ra, chủ đầu tư còn hỗ trợ chi phí di chuyển 2 lần khi đi hoặc về nơi mới. Mỗi tầng hiện có 20 căn hộ, khi tái định cư cũng bố trí đủ 20 căn hộ mỗi tầng, hộ ở đầu hồi về lại đầu hồi, hộ ở giữa về lại căn hộ ở giữa.
Năm 2009, hàng trăm hộ dân đã di dời để giao mặt bằng lại cho chủ đầu tư xây dựng với lời hứa sau 2 năm ( tức là năm 2011), họ sẽ được quay trở về sống trong căn nhà mới khang trang, sạch đẹp hơn.
Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, họ đã phải sống trong cảnh lang thang, thuê mướn nhà cửa, sống tạm bợ trong vô vọng. Trong khi số phận của dự án này vẫn chưa biết sẽ đi đâu về đâu?
Sau khi được giao làm chủ đầu tư, Tổng công ty 36 đã ký hợp đồng liên doanh với công ty Mefrimex, trong đó xác định Tổng công ty 36 chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình. Công ty Mefrimex có nhiệm vụ thu xếp nguồn vốn cho dự án.
Tính đến hiện tại, Tổng công ty 36 đã hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng, và công ty Mefrimex sẽ phải thanh toán cho Tổng công ty 36 số tiền thi công công trình là 103 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay phía công ty Mefrimex không thanh toán đủ khoản tiền này cho Tổng công ty 36 theo đúng cam kết nên Tổng công ty 36 đã thực hiện việc dừng triển khai công trình năm 2012.
Đến tháng 12/2013, UBND TP Hà Nội đã có quyết định cho phép Tổng công ty 36 được chuyển nhượng toàn bộ dự án nhà B6 cho công ty Mefrimex. Theo quyết định này, công ty Mefrimex sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án. Việc chuyển nhượng này cũng được 100% các hộ dân B6 đồng tình ủng hộ.
Tháng 1/2014, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án với giá trị 192 tỷ. Tuy nhiên, sau khi chuyển nhượng, công ty Mefrimex cũng không thực hiện chi trả tiền cho Tổng công ty 36. Hiện, số nợ sau khi hai bên đối trừ các khoản tổng cộng là 259 tỷ đồng, cộng nợ và lãi phát sinh đến ngày 24/12/2014 là 68 tỷ đồng.
Trong khi đó, toàn bộ giá trị các hợp đồng đã được Tổng công ty 36 xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Công ty Mefrimex đã nhận các hóa đơn và kê khai thuế theo quy định, được khấu trừ khoản thuế giá trị gia tăng.
Liên quan đến vụ việc, mặc dù Tổng công ty 36 đã nhiều lần yêu cầu công ty Mefimex thanh toán các khoản nợ nói trên và Công ty này đã nhiều lần cam kết nhưng không thanh toán và không xác định công nợ.
Do vậy, Tổng công ty 36 đã khởi kiện công ty Mefrimex ra tòa án nhân dân Huyện Đông Anh để giải quyết.
Hiện trạng khu đất vàng sau 9 năm khởi công |
Trong khi đó, số phận của hơn 100 hộ dân nhà B6 vẫn chưa biết đi đâu về đâu. Năm 2005, chủ đầu tư cũ là ICT bắt đầu tiến hành phá dỡ nhà chung cư cũ B6 Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), hơn 100 hộ dân sẽ được tái định cư tại chỗ trong toà nhà chung cư mới cao 15-17 tầng. Diện tích căn hộ sẽ tăng 1,7-1,8 lần so với trước đây.
Tiền các hộ dân trả cho phần diện tích gia tăng này sẽ tính theo giá do thành phố phê duyệt. Và người dân sẽ không phải đóng bất cứ khoản tiền nào cho đến khi xây dựng xong.
Theo phương án tái định cư tại toà nhà mới, tầng 2 sẽ không bố trí người dân sinh sống mà tổ chức các dịch vụ cho dân cư trong khu vực. Các hộ tầng 1 chung cư cũ sẽ chuyển lên tầng 2, các hộ tầng tiếp theo sẽ tái định cư ở tầng cao dần. Các hộ dân ở tầng 1 có thể được thuê một gian hàng để kinh doanh có thời hạn từ 15 đến 20 năm.
Trong thời gian chung cư mới xây dựng, người dân sẽ tạm cư tại khu chung cư ở Thanh Lương, Đại Kim, hoặc Phúc Xá. Nếu các hộ dân tự lo nơi tạm cư sẽ được hỗ trợ mỗi tháng 250.000 đồng một người. Ngoài ra, chủ đầu tư còn hỗ trợ chi phí di chuyển 2 lần khi đi hoặc về nơi mới. Mỗi tầng hiện có 20 căn hộ, khi tái định cư cũng bố trí đủ 20 căn hộ mỗi tầng, hộ ở đầu hồi về lại đầu hồi, hộ ở giữa về lại căn hộ ở giữa.
Năm 2009, hàng trăm hộ dân đã di dời để giao mặt bằng lại cho chủ đầu tư xây dựng với lời hứa sau 2 năm ( tức là năm 2011), họ sẽ được quay trở về sống trong căn nhà mới khang trang, sạch đẹp hơn.
Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, họ đã phải sống trong cảnh lang thang, thuê mướn nhà cửa, sống tạm bợ trong vô vọng. Trong khi số phận của dự án này vẫn chưa biết sẽ đi đâu về đâu?