Đề nghị giám đốc thẩm vụ đại lý viễn thông tranh chấp bạc tỷ

Đại diện Cty TNHH Thương mại và đầu tư Hồng Quang (Cty Hồng Quang) – đương sự trong vụ “Đại lý viễn thông tố tòa “xử ép” trong vụ tranh chấp bạc tỷ” -  mà PLVN đã có bài phản ánh, hôm qua (27/1) cho hay, đã chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Đại diện Cty TNHH Thương mại và đầu tư Hồng Quang (Cty Hồng Quang) – đương sự trong vụ “Đại lý viễn thông tố tòa “xử ép” trong vụ tranh chấp bạc tỷ” -  mà PLVN đã có bài phản ánh, hôm qua (27/1) cho hay, đã chính thức có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Như PLVN đã đưa, ngày 24/04/2012, TAND TP. Hà Nội đã có bản án sơ thẩm số 38/2012 xác định Cty Cty Hồng Quang – một đại lý cung cấp dịch vụ thông tin di động - còn nợ Trung tâm Dịch vụ viễn thông khu vực 1 (VNP1) số tiền 48.184.875.000 đồng. Bản án cũng xác định, sau khi đối trừ tiền nợ và tiền chiết khấu bổ sung thì Cty Hồng Quang còn nợ VNP1 trên 44.640.440.000 đồng và đơn vị bảo lãnh là Agribank phải thanh toán số tiền này thay cho Cty Hồng Quang, cộng với tiền lãi là hơn 6,5 tỉ đồng.

Sau phiên sơ thẩm, Agribank và Cty Hồng Quang đã kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Ngày 13/12/2012, Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên xét xử.

Tại phiên tòa này, Agribank đã có đơn xin hoãn phiên tòa. Trong khi đó, do đang phải điều trị hội chứng rối loạn tiền đình tại Bệnh viện quân y 108, vì lý do sức khỏe, người đại diện theo pháp luật của Cty Hồng Quang cũng có đơn xin hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, các đề xuất này đã không được chấp thuận với quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án của tòa để giữ nguyên án sơ thẩm.

Đánh giá về quyết định này của quý Tòa, theo Luật gia Võ Xuân Đạt, việc vắng mặt của đại diện của Agribank và đặc biệt là trường hợp vắng mặt của đại diện của Cty Hồng Quang đang phải điều trị ở bệnh viện có thể xem là trở ngại khách quan xảy ra với họ, đây là lý do chính đáng cần phải được xem xét dưới góc độ các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng như xét dưới góc độ kinh tế, chính trị và xã hội để nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tiếc rằng, thay vì xem xét để ra quyết định hoãn phiên tòa thì hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn “làm ngơ”  và “cố tình” quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án để giữ nguyên án sơ thẩm” - ông Đạt nói.

Được biết, theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, những trường hợp đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định, đã được toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định và đương sự đã chuẩn bị tham dự phiên toà xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày toà án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến toà án để tham dự phiên toà (bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu…) thì sẽ hoãn phiên toà.

PV

Đọc thêm