Thưa ông, tái cơ cấu nền kinh tế sẽ đưa nền kinh tế thêm nhiều tính chủ động hơn?
- Trong yếu tố tái cơ cấu, yếu tố quan trọng là vấn đề thể chế, bỏ được tất cả các rào cản. Những rào cản ảnh hưởng, hạn chế phát triển, mọi tổ chức, cá nhân làm thế nào phát huy được sự năng động, sáng tạo của mọi thành phần kinh tế và mọi chủ thể của nền kinh tế đến cá nhân, hướng tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gần đây, do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế cộng với yếu tố nội tại có nhiều bất cập khiến tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc nước ngoài, thể hiện ở tỷ trọng đóng góp tăng trưởng của khu vực nước ngoài ngày càng tăng. Nghĩa là doanh nghiệp trong nước đang khó khăn khiến tỷ trọng đóng góp đang ngày càng giảm đi, điều đó dần làm mất đi tính tự chủ, độc lập của ta. Nói tự chủ là cách nói thôi, còn nói về mặt kinh tế thuần khiết, nó không tạo ra sự ổn định bền vững lâu dài.
Cũng như phát triển quá lệ thuộc bên ngoài bằng xuất khẩu mà không phát triển thị trường nội địa trong nước thì nó cũng dẫn đến mất cân đối và mất tính ổn định lâu dài. Chính vì vậy, bây giờ là lúc chúng ta phải tạo điều kiện một mặt cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và mọi chủ thể, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, đồng thời chúng ta có giải pháp hết sức tinh tế, tạo điều kiện cho các chủ thể trực tiếp là người trong nước có điều kiện phát triển tốt hơn.
Ông Vũ Viết Ngoạn |
- Việt Nam nhập khẩu quá nhiều, cũng như nhập từ Trung Quốc quá lớn, không chỉ nhập rất nhiều máy móc mà cả nguyên liệu phục vụ đáng kể cho sản xuất dệt may, da giày, những mặt hàng trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được hay hết sức đơn giản như cái tăm, đôi đũa… Nhưng, đến 30% nông sản của chúng ta xuất sang Trung Quốc. Vì vậy, yếu tố để giảm nhập siêu hiện nay quan trọng vẫn là tái cơ cấu, với việc phân tích kỹ lưỡng mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu, nâng cao nghiên cứu, phát triển trong nước và tập trung sản xuất những mặt hàng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất để tìm các thị trường nhập nguyên liệu sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng cần có lộ trình, thời gian.
Một điểm nữa hết sức quan trọng đó là hàng công nghiệp phụ trợ của chúng ta hiện nay rất kém. Chúng ta sản xuất những mặt hàng mang tính chất gia công, lắp ghép, lắp ráp. Cứ nhập nguyên, phụ liệu nước ngoài vào thì hết sức nguy hiểm vì giá trị gia tăng thấp và dẫn đến nhập siêu. Chính vì vậy, cần phát triển công nghiệp phụ trợ như một phần quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu công nghiệp. Phát triển được công nghiệp phụ trợ để tham gia sản xuất hàng hóa do nhà đầu tư nước ngoài giúp chúng ta tham gia được chuỗi sản xuất của thế giới, toàn cầu, hạn chế nhập siêu, nhất là nhập siêu từ một thị trường cụ thể.
Vậy theo ông, có “hàng rào” nào để ngăn hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam?
- Chúng ta cần nghiên cứu hàng rào kỹ thuật sau khi gia nhập WTO, nhưng cần phải nghiên cứu không ảnh hưởng đến chính chúng ta… Do vậy, nghiên cứu đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật từ bảo đảm vệ sinh môi trường đến chất lượng hàng hóa, đồng thời phải thay đổi được kết cấu hàng hóa trong nước…
Thưa ông, nếu giờ chúng ta bắt đầu đặt ra câu chuyện tự chủ kinh tế trong nước không phụ thuộc Trung Quốc, thì mất bao lâu tự chủ được, quá trình này có dài và mất công không?
- Thực ra không phải bây giờ mới đặt ra vấn đề này, mà giờ đây câu chuyện tự chủ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Câu chuyện tự chủ kinh tế, không phụ thuộc vào Trung Quốc đã có từ lâu nhưng nó chưa thẩm thấu vào nhận thức của từng tổ chức, cá nhân, người chịu trách nhiệm ở các cấp trong hệ thống chính trị của chúng ta. Giờ đã đến thời khắc mỗi người tự nhận rõ trách nhiệm.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta đồng lòng, quyết tâm thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ. Đặt ra một khung thời gian cụ thể thế nào khó có thể nói, nhưng tôi nghĩ, đại đoàn kết, thống nhất cao, nhận thức rõ, chuyển nhận thức thành hành động sẽ giúp chúng ta thoát khỏi hạn chế, khó khăn để tự chủ về kinh tế, không bị lệ thuộc vào bên ngoài.
Trân trọng cảm ơn ông!