Cách TP Hồ Chí Minh hơn 70 km, Trung tâm cai nghiện tự nguyện (TTCNTN) Tiêu Vĩnh Ngọc tọa lạc trong một ấp nhỏ bình yên tại Thuận Hòa, Sông Thao (huyện Trảng Bom - Đồng Nai). Giám đốc trung tâm, Tiêu Vĩnh Ngọc, người đàn ông làm tốn nhiều giấy mực của báo giới tiếp chúng tôi cởi mở, chân thành và giản dị.
Bài thuốc Tiêu Vĩnh Ngọc đã có nhiều báo chí phản ảnh, nhưng chuyện đời người đàn ông này, vẫn còn là một ẩn số và đây là lần đầu anh chia sẻ về cơ duyên tìm ra phương thuốc cai nghiện ma tuý.
Trung tâm cai nghiện tình nguyện Tiêu Vĩnh Ngọc (Đồng Nai). Ảnh: Công Hà |
Tiêu Vĩnh Ngọc (SN 1966, ngụ Cẩm Phả - Quảng Ninh) là con thứ năm trong gia đình có 9 anh chị em, do hoàn cảnh gia đình đông con, kinh tế gặp khó khăn, năm 1980, bố mẹ Tiêu Vĩnh Ngọc quyết định di cư vào Nam lập nghiệp.
Dãy phòng nơi bệnh nhân cai nghiện nghỉ ngơi (bên ngoài). Ảnh: Công Hà |
“Vào một ngày cuối năm 2001, tôi vào dùng bữa trưa tại quán ăn Lương Sơn Quán (Q1, TP.HCM). Trong lúc chờ món, vô tình nghe hai thực khách kế bên hàn huyên về một loại thuốc gia truyền bằng thảo mộc. Một vị kể rằng, sau lần bị tai nạn nhập viện, khi tỉnh dậy, lên cơn thèm thuốc, không thể kiếm mua ma túy tại bệnh viện, anh ta liền lấy gói thuốc nhỏ từ trong túi ra uống, thế là mấy ngày liền tại bệnh viện không còn thèm thuốc.
Dãy phòng ngủ (bên trong) của bệnh nhân cai nghiện. Ảnh: Công Hà |
Từ một người không nghiện, giờ anh phải tự hút ma túy để trở thành người nghiện, rồi dùng chính cơ thể của mình để thử và cảm nhận chúng. Với mục đích, phải tìm ra định lượng, liều lượng của thuốc để có thể cai nghiện cho nhiều người.
Ban đầu, bài thuốc này ở dạng viên như thuốc tễ và chỉ có 12 loại thảo dược. Hiện nay, bài thuốc chính thức gồm 14 loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: Trà xanh, lá vôi, dây đau xương và một số thứ thảo dược khác...
Các bệnh nhân nghỉ ngơi, vui chơi trong sân trung tâm sau bữa cơm trưa. Ảnh: Công Hà |
Bệnh nhân nhận vào đây là những người tự nguyện và phải có ý chí muốn cai thật sự. Phương pháp điều trị là bằng thuốc nam do tôi chế, chỉ uống một lần duy nhất cho mỗi lần cai nghiện. Bệnh nhân có thể mệt mỏi, hơi khó chịu chút, nhưng không bị hành xác và có thể tự kiểm soát được bản thân.
Sau thời gian 36 đến 48 giờ, sự thèm thuốc trong bệnh nhân sẽ biến mất khoảng 70 - 80%. Trong lúc cai, những triệu chứng “dòi bò”, vật vã, hành xác mạnh là không còn. Đến một tuần, người cai nghiện biết tự làm chủ mình trong ma túy. Để bảo đảm việc điều trị tốt, bệnh nhân nên ở lại Trung tâm từ 10 đến 20 ngày”...
Niềm vui của bệnh nhân cai nghiện
Khi chưa vào trung tâm điều trị, những người được xem là “con nghiện” luôn bị mọi người nhìn bằng ánh mắt không thiện cảm. Với những hình xăm dày đặc khắp mình, gặp khi cơn ghiền thèm “hàng” trỗi dậy, họ lại bất chấp và dám làm tất cả, khiến xã hội luôn dè chừng hoặc né tránh…
Bệnh nhân Kh. Và T. đang điều trị tại TT Tiêu Vĩnh Ngọc vui mừng sau hơn một năm bị nghiện, nay đã hết bị thèm thuốc hoặc “dòi bò”. Ảnh: Công Hà |
“Em vào đây được 15 ngày, còn 5 ngày nữa là ra về. Em chơi ma túy và bị nghiện hơn một năm nay. Từ khi vào cai ở đây (TT Tiêu Vĩnh Ngọc – PV), em không còn cảm giác thèm “hút”, trong người cảm thấy khỏe hơn…”, bệnh nhân Kh. (SN 1983) tâm sự.
Khi được hỏi, “với những ngày chưa vào đây cai nghiện, trong người thấy thế nào khi lên cơn nghiện?”, bệnh nhân Kh. thật thà cho biết: “Không có điều gì để so sánh hay diễn tả được đâu. Khi chưa vào cơ sở anh Ngọc cai nghiện, mỗi ngày tới cử, nếu không chơi “hàng”, đến giờ là nó sẽ lên cơn nghiện. Khi đó, trong người như bị “dòi bò” tận trong xương tủy, rồi chuyển sang nhột cả nguyên phần lưng rất khó chịu. Lúc đó chỉ muốn đem phần lưng và toàn cơ thể đập thật mạnh vào tường để quên cơn nghiện và giảm khó chịu trong người…”.
Còn bệnh nhân T. (SN 1986) cho biết: “Em bị nghiện đã khá lâu, trước đó đi cai ở 3 trại rồi nhưng vẫn không hết, cứ bị tái nghiện mãi, vắng “hàng” hơi lâu là lại thèm. Nghe anh em trong “giới” giới thiệu, nên mới vào cai.
Bệnh nhân H. đang điều trị tại TTCNTN Tiêu Vĩnh Ngọc không giấu được niềm vui trước PV khi đã hết thèm thuốc. Ảnh: Công Hà |
Cơ sở đây có khoảng 100 người vào cai nghiện, trong đó có 5 nữ. Cửa cổng cơ sở luôn đóng kín, có bảo vệ thường xuyên túc trực. Nhưng với tụi em, dù không có bảo vệ hoặc cổng mở thì em cũng không bao giờ đi ra ngoài làm gì”.
Nữ bệnh nhân H. sau khi dứt điểm cơn ghiền, tình nguyện xin ở lại làm nhân viên tư vấn cho TTCNTN Tiêu Vĩnh Ngọc đến nay gần 5 năm. |
Vì sao cơ quan chức năng chưa thừa nhận, cấp phép?
Tháng 6/2009, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương Bộ Y tế, có phiếu phân tích số 39G/541, trả lời: Thuốc cai nghiện của Tiêu Vĩnh Ngọc sau khi thử nghiệm trên 40 con chuột nhắt trắng: không nhận thấy biểu hiện ngộ độc trên chuột. Tất cả chuột thử nghiệm đều ăn uống, hoạt động bình thường. Từ kết luận này, bác sĩ Phạm Ngọc Bích, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và môi trường (Tổng hội Y học Việt Nam) đã về các cơ sở cai nghiện cộng đồng của Tiêu Vĩnh Ngọc giao lưu với người nghiện.
Tháng 12/2009, Giáo sư-Viện sĩ Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Y tế cùng bác sĩ Phạm Ngọc Bích về cơ sở cai ma túy của Tiêu Vĩnh Ngọc nằm khu vực phía Bắc (tại Cẩm Phả) và gặp hơn 30 người đang cai nghiện, ông nhận xét: “Thuốc cai của Tiêu Vĩnh Ngọc không có độc hại là quý, hơn hai nghìn người được cai nghiện nhưng không ai bị sốc, bị tai biến thuốc. Sau hàng năm cai nghiện, hơn 60% người cai không tái nghiện là một thành công đáng khích lệ...”.
Khi được hỏi, vậy bí mật của bài thuốc này là gì? Anh Tiêu Vĩnh Ngọc cho biết: “Tôi sẵn sàng đưa loại thuốc này cho các cơ quan y tế kiểm định, riêng công thức, thì tôi xin phép… không bật mí”.