Theo bản án số 558/2014/DS-ST, ngày 19/5/2014 của TAND TP HCM do thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa là bà Châu Kim Anh cho thấy:
Trong các ngày 16 và 19/5/2014 tại TAND TP HCM xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 172/2011/TLPT-DS ngày 13/4/2011 về tranh chấp quyền sở hữu tài sản (nhà sở) giữa nguyên đơn là ông Trương Trọng Hùng, sinh năm 1963, quốc tịch Pháp, địa chỉ: 24 Rue Henri Martin Ivy-Sur-Seine (94) France (Vắng mặt), ông Trương Trọng Dũng, sinh năm 1971, quốc tịch Pháp, địa chỉ: 27E Rue Du Metincoln Bussy – Saint Martin (7) Fance (Vắng mặt).
Người đại diện theo ủy quyền của ông Trương Trọng Hùng, ông Trương Trọng Dũng là bà Trần Thị Phương, sinh năm 1960 (Có mặt), địa chỉ: Đường số 46 ấp Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Nơi ở: 7B/52 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM (Giấy ủy quyền công chứng số 361/ls/ccl, ngày 22/6/2011 do Đại sứ quán nước CHXHCNVN tại Cộng hòa Pháp xác nhận).
|
Nguyên đơn cho rằng bản án sơ thẩm số 558/2014/DS-ST của TAND TP HCM chưa thấu tình đạt lý |
Bị đơn là bà Nguyễn Thị Tư, sinh năm 1957 (Vắng mặt), ông Nguyễn Bá, sinh năm 1933 (Vắng mặt), cùng địa chỉ: 455 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP HCM.
Người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị Tư, ông Nguyễn Bá, là bà Huỳnh Thị Bích Ngọc, sinh năm 1962 (có mặt), địa chỉ: 455 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP HCM (Giấy ủy quyền công chứng số 006807 ngày 5/5/2011 tại Văn phòng Công chứng Sài Gòn).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), trụ sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM, người đại diện theo pháp luật: ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT; Người đại diện theo ủy quyền là ông Lương Xuân Nam, sinh năm 1974 (có mặt), địa chỉ: 404 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM (theo giấy ủy quyền số 86/UQ-SGD.13 ngày 15/8/2013).
UBND quận 3, trụ sở 185 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, TP HCM, người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Diệu, chức vụ Chủ tịch, người đại diện hợp pháp theo ủy quyền tại công văn số 753/UBND ngày 20/6/2013 của UBND quận 3.
Bà Tần Thị Xuân Hằng, sinh năm 1959 (có mặt), địa chỉ 185 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, TP HCM; ông Hoàng Đại Công, sinh năm 1978 (có mặt), địa chỉ 185 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, TP HCM; bà Chhun Bernadette, sinh năm 1936 (vắng mặt), quốc tịch Pháp, địa chỉ: số 9 Villa-D”Este APPT 1034-75013 Paris, France. Người đại diện theo ủy quyền của bà Chhun Bernadette: Bà Trần Thị Phương, địa chỉ: Đường 46, ấp Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (có mặt), Văn bản ủy quyền số 373/LS/CC/11 ngày 24/6/2011 lập tại phòng lãnh sự, Đại sứ quán CHXHCNVN tại Cộng hòa Pháp).
Doanh nghiệp tư nhân nhà hàng cà phê Suối Đá, địa chỉ 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM, chủ doanh nghiệp bà Huỳnh Thị Bích Ngọc, sinh năm 1962 (có mặt); Ông Lin Wai Chang (Lâm Quy Chương), sinh năm 1953 (vắng mặt), quốc tịch Canada, nơi ở 48/3c Hồ Biểu Chánh, phường 11, quận Phú Nhuận, TP HCM.
|
Đơn kháng cáo bản án sơ thẩm số 558/2014/DS-ST của bà Trần Thị Phương |
Theo các đơn khởi kiện đề ngày 10/6/2010 và ngày 10/11/2010 của nguyên đơn ông Trương Trọng Hùng, Trương Trọng Dũng và tại các bản khai do bà Trần Thị Phương đại diện hợp pháp cho nguyên đơn trình bày:
Về nguồn gốc nhà đất số 175 (đường Công Lý Sài Gòn) nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM (nay gọi tắt là căn nhà số 175) trước đây thuộc quyền sở hữu của ông Vương Trọng Thìn và bà Nguyễn Thị Nga.
Ngày 23/4/1975, ông Thìn, bà Nga đã lập văn tự đoạn mãi tại phòng trưởng khế Sài Gòn giao dịch bán căn nhà này với ông Trương Khắc Cẩn với tư cách quản trị viên tài sản pháp định đại diện mua căn nhà này cho hai con là Trương Trọng Hùng và anh Trương Trọng Dũng. Ông Trương Khắc Cẩn đã đóng trước bạ theo biên lai số 097524 và 097525, việc mua bán nhà đã hoàn tất thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật lúc bấy giờ. Như vậy về mặt pháp lý xác định anh Trương Trọng Hùng và anh Trương Trọng Dũng là chủ sở hữu hợp pháp đối với căn nhà số 175 (đường Công Lý Sài Gòn) nay là là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM.
Năm 1979, vợ ông Trương Khắc Cẩn là bà Chhun Bernadette cùng các con, trong đó co hai anh em Trương Trọng Hùng và Trương Trọng Dũng sang Pháp định cư sinh sống, nên chỉ còn lại ông Cẩn ở lại Việt Nam làm ăn và trông coi căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ngày 26/7/1988, ông Trương Khắc cẩn chết, bà Chhun Bernadette về lo tang sự cho chồng xong thì phải trở về Pháp.
Ngày 18/10/1988, anh Trương Trọng Hùng, Trương Trọng Dũng cùng bốn anh em khác đã lập văn bản tự nguyện đồng ý cho mẹ là bà Chhun Bernadette được mọi quyền định đoạt căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa với tư cách một chủ sở hữu, được Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp xác nhận ngày 19/10/1988. Căn cứ văn bản nêu trên của các con, bà Chhun Bernadette đã về Việt Nam để bán căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ngày 20/3/1989, bà Chhun Bernadette và bà Nguyễn Thị Tư đã giao dịch lập văn tự mua bán nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa với nhau tại Phòng công chứng nhà nước TP HCM và UBND phường Tân Định, quận 1. Hai cơ quan này đã xác định chữ ký của bà Nguyễn Thị Tư và bà Chhun Bernadette. Nhưng do quy định của pháp luật tại thời điểm hai bên giao dịch mua bán căn nhà trên với nhau “Chưa cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài bán nhà ở trong nước”, nên việc bà Chhun Bernadette bán căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho bà Nguyễn Thị Tư là trái với quy định của pháp luật, không được cơ quan chức năng chấp thuận. Vì vậy việc giao dịch mua bán nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa giữa bà Chhun Bernadette với bà Nguyễn Thị Tư bất thành, và đương nhiên văn tự mua bán nhà hai bên lập ngày 20/3/1989 không có giá trị pháp lý.
Để có người trông coi quản lý giữ hộ căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ngày 26/4/1989 bà Chhun Bernadette đã lập giấy ủy quyền tại phòng công chứng nhà nước cho bà Nguyễn Thị Tư được quyền thay mặt quản lý, sử dụng nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Việc ủy quyền trên của bà Chhun Bernadette cho bà Tư phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngày 13/7/1989, Sở Nhà đất TP HCM đã chấp thuận cấp giấy phép số 1404/GP-UQ7 với nội dung bà Chhun Bernadette ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Tư trong phạm vi chỉ được quản lý sử dụng, không được mua bán sang nhượng căn nhà trên. Bà Chhun Bernadette đã giao nhà cho bà Tư quản lý, sử dụng cho đến nay.
Năm 2004, nhà nước thực hiện dự án mở rộng nâng cấp đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nên đã thu hồi một phần đất gồm 116,82m2 thuộc diện tích khuôn viên nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa để thực hiện dự án và đã lập hồ sơ đền bù trị giá đất bị thu hồi cho bà Chhun Bernadette với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp căn nhà 175 Nam Kỳ Khởi Nghĩa và hồ sơ đền bù đất không có liên quan gì đến bà Nguyễn Thị Tư, bà Tư chỉ là người quản lý trông coi nhà hộ cho bà Chhun Bernadette theo giấy phép ủy quyền quản lý nhà số 1404/GP-UQ7 ngày 13/7/1989 nêu trên.
Năm 2005, bà Tư đã mời bà Chhun Bernadette về nước để ký hồ sơ đền bù và nhận tiền đền bù đất, vì thủ tục nhận tiền đền bù không thể nhanh chóng được và không thể chờ đợi được, nên trước khi về Pháp, ngày 8/11/2005 bà Chhun Bernadette đã lập giấy ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Tư nhận hộ bà Chhun Bernadette số tiền đền bù với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng.
Sau khi bà Tư nhận đủ số tiền đền bù khoảng 3,2 tỷ đồng (bao gồm cả vốn lẫn lãi), nhưng bà Tư không thông báo và cũng không giao trả tiền đền bù đất cho bà Chhun Bernadete, mặc dù bà Chhun Bernadete đã nhiều lần yêu cầu bà Tư phải giao trả số tiền trên.
Nay nguyên đơn được biết UBND TP HCM, các Sở ban ngành và UBND quận 3 đã căn cứ vào: Văn tự bán nhà; tờ xác nhận và cam kết và tờ xác minh nhà không có tranh chấp để cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bà Tư và ông Bá là không đúng theo quy trình và trình tự của pháp luật, vì bà Chhun Bernadette chưa đăng ký quyền sở hữu nên bà Chhun Bernadette chưa có quyền định đoạt và bán tài sản này cho bà Tư.