Greig nói, Việt Nam là quê hương thứ hai mà anh muốn gắn bó đến trọn đời. Anh đến Việt Nam lần đầu vào năm 1989 với sự tò mò về một lịch sử, văn hóa nơi đây qua lời kể của bố - một chiến binh phục vụ trong quân đội Mỹ những năm 1954-1968. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Mỹ -Việt đã khiến anh mong muốn làm điều gì đó cho Việt Nam.
Năm 1999, Greig thành lập Quỹ Phòng chống thương vong châu Á với mong muốn cải thiện môi trường giao thông, nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông và đặc biệt hướng tới đối tượng trẻ em. Anh cung cấp thiết bị y tế cần thiết, đồng sáng lập Hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam và mời nguyên tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam để phát động sáng kiến mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2000. Với những đóng góp của mình, Greig vinh dự được nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng Huân chương Hữu nghị vào năm 2011, là phần thưởng cao quý của Việt Nam dành cho người nước ngoài.
Hoàng Na Hương gặp Greig khi đang công tác tại Quỹ Phòng chống thương vong châu Á. Hồi đó, Greig không để lại nhiều ấn tượng cho chị, ngoài hình ảnh một người đàn ông Mỹ có nụ cười ấm áp và trái tim luôn hướng về trẻ em hoạn nạn. Một vài lần, Greig chia sẻ với cô về việc muốn là cha đỡ đầu của bé Thiện Nhân – cậu bé bị động vật ăn một chân và toàn bộ bộ phận sinh dục. Anh muốn cùng chị Mai Anh giúp cậu bé tìm lại “góc đàn ông” của mình.
|
Anh Greig và con gái. |
Có lẽ chưa bao giờ vợ chồng chị Na Hương lý giải vì sao lại bắt đầu giúp đỡ trẻ con, dù để làm được những việc đó không đơn giản, đầy khó khăn và có những lúc chán nản. Thế nhưng, khi nhìn sự thay đổi trong tâm hồn của những bé đã được phẫu thuật thành công, nhìn những đôi mắt sáng ngời, hân hoan của những ông bố bà mẹ mà trước đó chưa bao giờ dám nói ra bệnh tật của con mình, các anh chị lại sẵn sàng vượt qua khó khăn để giúp đỡ các cháu nhỏ.
|
Chị Na Hương bên các con |
Hơn 20 năm sống ở Việt Nam, Craft vẫn nói, anh ấn tượng với Tết cổ truyền Việt Nam là những bữa cơm gia đình. Đó là sự đoàn tụ, sum vầy và tất cả các thành viên sẽ cùng nhau thưởng thức những bữa cơm ngon. Anh đặc biệt thích những món ăn cổ truyền của Việt Nam như bánh chưng, các món mứt, thích tham gia nấu và chuẩn bị bữa cơm của chiều 30 Tết cùng gia đình tại Việt Nam.
“Trước đây, người dân Việt Nam đốt pháo khắp nơi, đó là điều khiến tôi không ấn tượng. Tôi bị giật mình bởi những âm thanh dữ dội của pháo. Nhưng bây giờ, hiện tượng đốt pháo đã không còn nhiều” - Greig nói.
|
Vợ chồng chị Na Hương hạnh phúc bên con gái. |
Quen với văn hóa, các món ăn ở Việt Nam nên Greig cũng dễ hòa nhập. Dù thế, anh cũng gặp một số khó khăn khi tìm hiểu về các tập tục, đặc biệt là những điều kiêng kị khi đến chúc Tết tại các gia đình trong ngày đầu năm và lúng túng trong việc mừng tuổi cho trẻ em. Câu tiếng Việt anh hay nói nhất là: “Chúc mừng năm mới, chúc sức khỏe”.
“Anh ấy không thể nhớ hết các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt nên rất khó khăn trong việc chào hỏi: cô, dì, chú, bác… và cả nhà luôn có những lúc cười giòn tan vì sự nhầm lẫn đáng yêu này” – chị Na Hương nói vui.