Hành trình ngộ thiền
Tổ hỏi: Nghiệp của ông như thế nào, ông đưa nghiệp ra đây ta giải nghiệp cho. Ngài tìm hoài mà không thấy nghiệp ở đâu cả, nên trình thưa với Tổ: Kính thưa Tổ, con tìm nghiệp không được. Tổ lại bảo ông:
Ta biết bệnh của ông rồi, vậy ông ở lại đây ta sẽ trị bệnh ghẻ cho ông. Ngài xuất gia theo Tổ tu thiền, Tổ dùng những lá cây có tính sát trùng nấu tắm cho Ngài, sau 15 ngày, Ngài hết bệnh ghẻ lở. Nhờ hết bệnh nên chuyên cần học hỏi những lời Tổ dạy. Ngài theo tu học với Tổ được 2 năm, một hôm Tổ hỏi: Ông theo ta học đạo Thiền tông, vậy ông có nhận được gì không?
Ngài trình với Tổ bài kệ 40 câu: Nhờ Thầy '' Trị '' nghiệp cho con/ Tại con tưởng tượng, nên con bị lầm; Lầm này là của dương trần/ Ai ham vật lý dương trần kéo đi. Hiểu được như vậy tức thì/ Không theo vật lý cái gì kéo ta; Ngày xưa Đức Phật Thích Ca/ Dạy nơi Linh Thứu vượt qua luân hồi.
Linh Thứu Phật dạy chỉ ''Thôi''/ Luân hồi nhiều kiếp, liền thôi với mình; Do vậy, Thầy dạy lặng thinh/ Luân hồi sinh tử mình đừng quan tâm. Cứ việc lặng lẽ âm thầm/ Không màng thế sự âm thầm mà đi; Rơi vào Bể tánh tức thì/ Những thứ vật lý cái gì cũng thông.
Thiền tông nhìn thấy mênh mông/ Cái gì cũng biết dù trong hay ngoài; Nếu không biết, phải đi khắp trần ai. Dù cho lạy lục, khẩn hoài uổng công. Thiền tông thanh tịnh không mông/ Không cầu không khẩn đừng trông ra ngoài; Thiền tông Đức Phật chỉ bày/ Chỉ cần thanh tịnh, vào ngay Niết bàn.
Thiền này Phật dạy rõ ràng/ Nơi kinh Diệu Pháp chỉ đàng vượt qua; Ngày xưa Đức Phật Thích Ca/ Dạy nơi Linh Thứu vượt qua luân hồi. Thiền Thanh Phật dạy là ''Thôi''/ Luân hồi nhiều kiếp liền ''Thôi'' với mình; Lời Phật dạy, thật tuyệt linh/ Luân hồi sinh tử mình đừng chạy theo.
Thiền tông cứ vậy mà theo/ Theo lời Phật dạy, đói nghèo đừng lo; Chỉ lo vật lý kéo vò/ Đưa vào sanh tử, mình bò sao ra. Thiền tông Đức Phật Thích Ca/ Các con '' Dừng, Dứt '', tự ra luân hồi; Như Lai chỉ dạy vậy thôi/ Không tìm không kiếm hết rồi tử sanh.
|
Họa hình Tổ Tăng Xán. |
Tổ Huệ Khả nghe Ngài trình 40 câu kệ, biết Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, nên dạy ngài: Ông nay đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, vậy rằm tháng hai này ta sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho ông làm Tổ sư Thiền tông đời thứ Ba Mươi. Đúng ngày rằm tháng hai năm Bính Ngọ, tại Thiền tông thất của Ngài bên ven rừng Bạch Dương, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được thực hành, chỉ có hai Thầy trò biết thôi.
Tổ Huệ Khả trao Y cà sa và Pháp xong, nói: ''Ông nhận giáo pháp của ta rồi nên tìm vào núi sâu ẩn dật chưa thể đi giáo hóa ngay được, không bao lâu nữa sẽ xảy ra quốc nạn''. Sư nói: ''Thầy đã biết trước, cúi xin chỉ dạy''. Tổ nói:'' Không phải ta biết trước mà đấy là lời của Đạt Ma truyền lại lời huyền ký của Bát Nhã Đa La cho ta: “Trong tâm tuy tốt ngoài lại xấu, đúng là vậy. Ta so sánh niên đại, chính là nhằm lúc nầy đây. Ông hãy suy gẫm lời xưa, đừng để vương thế nạn. Còn ta do còn vướng nợ nhiều đời trước, nay cần phải trả. Hãy khéo ẩn náu, đợi đến thời cơ hãy đi giáo hóa”.
Theo đó, Tổ Huệ Khả thấy những người tu theo đạo Giải thoát mà có lòng thâm độc sát hại Thầy mình, Ngài không tin là trong giới tu hành không còn người nào muốn tu Giải thoát. Nên khi truyền “Bí mật Thiền tông” cho Tổ Tăng Xán xong, Ngài đến chùa Pháp Luân nói rõ cho mọi người biết pháp môn Thiền tông học này rất quý, không tìm thấy bất cứ nơi đâu. Ngài bị những Thầy phụ trách chùa trình với ông quan phụ trách Tôn giáo vu khống Ngài “Tội phản quốc”, nên vị quan này tâu với triều đình bắt giam Ngài cho đến chết!
Vì chỗ đặc biệt nguy hiểm đó, nên từ đó về sau các vị đạt được “Bí mật Thiền tông” không dám đem pháp môn này ra thí nghiệm nữa. Tuy nhiên, sau này có nhiều vị nói mình tu theo chánh pháp Thiền tông, chứ sự thật không phải. Vì bất cứ ai tu theo pháp môn Thiền tông này đều phải từ bỏ vật chất thì mới đúng.
Bởi mục đích chính của Đức Phật dạy nơi thế gian này là pháp môn Thiền tông, để giúp cho người tu Giác ngộ và Giải thoát. Giác ngộ là hiểu biết. Giải thoát là không dính với vật chất thì mới Giải thoát được.
Các vị Tổ sư Thiền tông không vị nào xây chùa lớn cả. Vua Trần Nhân Tông là một vị vua, muốn cất chùa lớn bao nhiêu cũng được, nhưng Ngài chỉ cất một am nhỏ trên núi Yên Tử để tu Thiền tông thôi. Tu Thiền tông không tập trung đông người được. Vì Thiền tông là Thiền thanh tịnh, tức phải vắng vẻ. Ai tu Thiền tông mà tập trung đông người là bị ồn mất đi thanh tịnh. Nếu tập trung đông người thì có sự hơn thua, dòm qua ngó lại, không thể nào tu theo pháp môn này được. Còn ai tu dụng công ngồi thiền mà nói mình tu Thiền tông thì bị quả báo không thể nào lường trước hết được.
Gặp người nối truyền
Đời Châu Võ Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Ngài Tăng Xán sang ở núi Tư Không huyện Thái Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâu một chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thời gian Sư ở núi Tư Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Trung Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu Chi hết lòng kính mộ xin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phương Nam tiếp độ chúng sinh.
Đời nhà Tùy khoảng niên hiệu Khai Hoàng có ông Sa di hiệu Đạo Tín được 14 tuổi đến lễ Sư thưa: Xin Hòa Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải thoát. Sư hỏi: Ai trói buộc ngươi? Không ai trói buộc. Đã không trói buộc, đâu cần cầu giải thoát.
Đạo Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo Tín theo hầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo Tín đến Kiết Châu thọ giới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thường dùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo Tín cơ duyên đã thuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo: Đại pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ: Hoa chủng tuy nhơn địa, Tùng địa chủng hoa sanh, Nhược vô nhơn hạ chủng, Hoa địa tận vô sanh. (Dịch là: Giống hoa tuy nhân đất, Từ đất giống hoa sanh, Nếu không người gieo giống, Hoa, đất trọn không sinh.)
Sư dạy tiếp: Xưa Tổ Huệ Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đến xứ Nghiệp Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong, còn mắc ở đây làm gì! Sư đến núi La Phù ngao du hai năm. Sư lại trở về Châu Thư, ngụ tại chùa Sơn Cốc. Dân chúng ở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừa sự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe. Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.
Nhằm ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần, niên hiệu Đại Nghiệp thứ hai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài "Tín tâm minh" là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưu hành. Vua Huyền Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Trí thiền sư.