Hoa sen – biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp con người hướng đến

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có tên khoa học là Nelumbo nucifera, hoa sen đóng vai trò trung tâm trong nghệ thuật của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo. Trong đó, hoa se là một trong 8 biểu tượng gắn liền với nhiềuhoa senhoạt động, hình ảnh của Phật giáo. Hoa sen trong Phật giáo tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp mà con người hướng đến.
Hoa sen – biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp con người hướng đến

8 đức tính quý báu của nhà Phật

Tại Ấn Độ - cái nôi của Phật giáo, hình ảnh hoa sen vươn lên giữa đầm lầy được xem là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và giá trị đạo đức con người. Cho đến nay, hoa sen khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông. Hình ảnh này xuất hiện trong hầu hết các sự kiện văn hóa, tín ngưỡng, có mặt tại nhiều sự kiện đời sống như sinh nhật, lễ tết, khai trương, cưới hỏi.

Nhắc đến hoa sen, người ta thường nhắc đến tâm linh, bởi vậy loài hoa này thường được dùng trong thờ cúng hay dâng lên Đức Phật. Theo truyền thuyết, khi Đức Thích ca đản sinh, Ngài đi 7 bước và mỗi bước đi lại có bông hoa sen đỡ chân. Khi vừa thành đạo, Ngài phân vân trước con đường giáo hóa chúng sinh. Giáo lý giải thoát tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với tập quán ham muốn và suy tư chấp trước của con người, làm sao để con người có thể tiếp nhận giáo lý ấy?

Nhưng sau khi nhìn ngắm hồ sen, qua tuệ nhãn của mình, Đức Phật thấy rằng giữa cuộc đời này có nhiều hạng căn cơ khác nhau. Có căn cơ thấp như khi sen còn trầm luân dưới đáy bùn, có căn cơ cao như khi đã vươn lên thành hoa sen xòe nở đón nhận ánh sáng mặt trời. Tương tự, nếu có những người mãi đắm chìm trong dục vọng thì cũng có những người căn cơ cao có thể đón nhận được giáo lý uyên thâm mà Đức Phật đã chứng ngộ. Do đó, Đức Phật quyết định lên đường chuyển vận bánh xe Chánh pháp.

Trong các chùa, không chỉ tại Việt Nam, mà còn cả các nước trên thế giới, các pho tượng Phật thường ngồi trên bông sen. Về mặt giáo lý Phát triển, hầu hết các kinh điển đều nhắc tới hai chữ Liên hoa (hoa sen). Trong hình ảnh các vị Phật tổ, Bồ tát, hoa sen làm bảo tọa hay pháp bảo đã trở nên quen thuộc. Các tu viện, chùa chiền, hội đoàn Phật giáo cũng thường trang trí hoặc lấy hoa sen làm biểu tượng. Sở dĩ như thế vì hoa sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đàn có hạt…

Theo Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, về biểu tượng, hoa sen là một loại hoa bình dị, tượng trưng cho đạo Phật. Thực tế, hoa sen sống ở hồ, ao bùn, rồi vươn lên và tỏa ra hương sắc, làm đẹp thơm cho cả mọi người và môi trường sinh thái. Cũng vậy, đạo Phật là Trung đạo, vừa xuất thế vừa nhập thế, vừa vượt khỏi bùn vừa sinh ra từ bùn, xuất thế cho Tăng Ni, nhập thế cho các Phật tử, là một nếp sống hài hòa, cân đối; không thiên chấp, chẳng cực đoan.

Nói cách khác, mục đích của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, bình đẳng hạnh phúc và tự do, làm cho mọi người đều đạt tới đỉnh cao phẩm giá nhân bản. Vì thế, ngay từ đầu, đạo Phật đã công khai bác bỏ thẩm quyền của Thượng đế Phạm Thiên (Brahma) và xóa sạch xã hội bất công gồm 4 giai cấp của Bà La Môn giáo hay Ấn Ðộ giáo.

Trong đạo Phật, hoa sen đại diện cho 8 đặc tính của người tu Phật bao gồm trừng thanh, không nhiễm, kiên nhẫn, thanh lương, viên dung, ngẫu không, hành trực, bồng thực. Trừng thanh nghĩa là trong suốt. Điều này xuất phát thực tế là những bông hoa sen mọc ở đâu, nước ở chỗ đó sẽ trở nên trong suốt. Bởi vậy, ý nghĩa hoa sen ở đặc tính này có nghĩa là ở đâu có Phật, ở đó sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Không nhiễm tức là không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài mà xấu đi, thích hợp với câu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Điều này có ý nghĩa Chư Phật vẫn luôn sinh hoạt trong dòng đời nhưng sẽ không bị các thói xấu ảnh hưởng đến tâm hồn.

Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng nhất của nhà Phật được biểu hiện trong hoa sen với quá trình sinh trưởng từ bùn lầy, gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Nhưng với sự mạnh mẽ và kiên nhẫn, hoa sen vẫn vươn lên trên mặt nước và tỏa ngát hương. Thanh lương thể hiện tinh thần vượt khó khăn của Chư Phật cũng như hoa sen không nở vào mùa xuân ấm áp mà lại sinh trưởng và nở vào mùa hè nóng gắt và khắc nghiệt.

Dù vậy, hoa sen lại mang đến cho đời những giá trị tốt đẹp cũng như Phật luôn mang đến nguồn động viên, tưới mát những tâm hồn. Viên dung nghĩa là vô tư vì đại cuộc, không vì tư lợi trước mắt mà bỏ đi lòng từ bi thiện lành. Hoa sen tử lúc nở đến lúc tàn luôn như vậy, không bị ong bướm quấy rầy như chính đức tính viên dung vô hại cần có của mỗi người.

Ngẫu không nghĩa là không để bụng, chấp nhặt chuyện đời. Đây chính là đức tính “hỷ, xả” trong giáo lý của Phật. Hoa sen mặc dù thẳng tắp nhưng bên trong rỗng như từ bỏ những buồn khổ, toan tính, chỉ giữ lại bản thâm lương thiện của mình. Hành trực chỉ sự ngay thẳng trong đức tính của chư Phật. Hoa sen với hình ảnh vươn lên thẳng tắp chính là biểu tượng cho đức tính ấy. Bồng thực là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen chính là hoa và quả cùng xuất hiện giống như gieo nhân nào gặp quả nấy trong đạo Phật.

Hoa sen cũng biểu tượng cho ý nghĩa của cuộc sống. Bùn nhơ nơi hoa sen phát triển biểu tượng cho sự khổ đau. Như chúng ta đều biết, con người được sinh ra với sự khổ đau và phát triển trong sự đau khổ. Điều này có nghĩa rằng sự khổ đau là một phần của cuộc sống.

Nó cho chúng ta kinh nghiệm để sử dụng trong việc đạt được nhiều kinh nghiệm hơn để sinh sống trong cuộc đời. Hơn thế nữa, bản thân của hoa sen có nghĩa là “tái sinh” hay “luân hồi” trong Phật giáo. Sự định nghĩa của việc tái sinh không chỉ việc sinh ra một đứa trẻ mà còn có nghĩa là bình minh sau một ngày tối tăm, sự thay đổi ý tưởng hoặc đi theo Đức Phật.

Phật giáo cũng phân biệt 4 màu hoa sen với các ý nghĩa khác nhau. Trong đó, sen trắng tượng trưng trí tuệ tuyệt đối; sen hồng tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát….; sen đỏ tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm và Sen xanh tượng trưng cho trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh thần đối với các cảm quan.

Hoa sen trong Ấn Độ giáo

Ngoài Phật giáo, hình tượng hoa sen cũng được sử dụng phổ biến trong các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo… Trong đó, trong Ấn Độ Giáo, hình tượng hoa sen được sử dụng rộng rãi trong cả việc thờ cúng và miêu tả các vị thần.

Các vị thần của đạo này như Vishnu, Lakshmi, Brahma, Saraswati, Lakshmi, Kubera thường được miêu tả gawngs liền với hoa sen. Ví dụ, theo truyền thuyết, từ lỗ rốn thần Vishnu, một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất, mọc ra một hoa sen. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần đảm nhiệm công việc sáng tạo.

Theo Ấn Độ giáo, bên trong mỗi con người là tâm hồn của loài sen thiêng. Nó đại diện cho sự vĩnh cửu, thuần khiết, thần thánh. Biểu tượng này cũng được sử dụng rộng rãi để thể hiện cuộc sống, khả năng sinh sản, tinh thần đổi mới của tuổi trẻ. Hoa sen được dùng để miêu tả vẻ đẹp nữ tính, đặc biệt là đôi mắt của người phụ nữ.

Hoa sen cũng tượng trưng cho trạng thái của sự tự ý thức. Mỗi cánh hoa biểu trưng cho tiềm năng trong tâm linh của mỗi người cũng như những mức độ đạt được sự tự ý thức. Một cá nhân khai thác được hết dòng năng lượng di chuyển qua các luân xa, khai phá được luân xa hoa sen trên đỉnh đầu, thể hiện sự giác ngộ.

Hình tượng hoa sen xuất hiện khá nhiều trong văn học Ấn Độ, hoa sen tượng trưng cho một người làm việc không vụ lợi, đứng lên sau thất bại và khổ đau và tránh xa mọi tội lỗi. Sách của đạo Hindu viết: “Người nào làm việc của mình mà không vụ lợi, phó thác kết quả cho Đấng Tối cao, thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành động tội lỗi, như hoa sen không bị nước làm vẩn đục”. Hoa sen vì vậy không chỉ được thuần khiết và đẹp đẽ mà còn là biểu tượng của sự thiện lương, hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Nó cũng giống như hình ảnh hoa sen vươn lên từ bùn lầy và nhưng vẫn đẹp đẽ đầy thanh cao.

Đọc thêm