Ngay từ sáng sớm lãnh đạo Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế, đội nhã nhạc cung đình và đội lính đã có mặt trước sân Thế Miếu để chuẩn bị hạ cây nêu.
Mở đầu buổi lễ hạ nêu, 4 người chủ tế khăn áo chỉnh tề đứng hành lễ trước Hương án đã chuẩn bị sẵn các vật lễ. Trong khi các chủ tế tiến hành cúng bái, đội hòa tấu chơi những bản nhạc cung đình làm cho không khí càng trang nghiêm.
Sau khi nghi thức cúng bái xong, một đội lính gồm 10 người sẽ tiến hành tháo cây nêu xuống theo 3 hướng khác nhau. Sau đó các vật phẩm trên đó như ấn vua, cau trầu sẽ được lấy ra.
Các chủ tế hành lễ trước hương án |
Cây nêu tại điện Long An được hạ xuống |
Sau khi cây nêu tại Thế Miếu được hạ xuống, đoàn “ngự lâm quân” tiếp tục di chuyển qua điện Long An (bảo tàng cổ vật cung đình Huế) để tiếp tục hạ cây nêu còn lại ở đây.
Sau khi cây nêu ở điện Long An được hạ xuống, phần lễ hạ cây nêu ngày tết sẽ hoàn thành,
Và sau đó đưa ra khỏi Thế Miếu |
Tiếp đó, khi cây nêu được hạ xuống, Tiến sĩ Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế sẽ tặng chữ được đóng ấn và tặng cho các du khách tham quan tại Đại Nội và điện Long An.
Du khách xin chữ tại buổi lễ |
Trước đó, vào ngày 23 tháng Chạp, lễ thượng nêu đã diễn ra tại sân Hiển Lâm Các - Đại Nội Huế.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chia sẻ: “Trong tiến trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế, ngoài việc bảo tồn các giá trị vật thể về các công trình kiến trúc thì việc khôi phục lễ hội, trong đó có lễ dựng cây Nêu ngày Tết cũng góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô”.