Truyền thống về lễ hội này xuất phát từ rất lâu đời. Nguồn gốc của Loy Krathong bao gồm ít nhất 7 huyền thoại. Hầu hết trong số đó xuất phát từ Phật giáo, nhưng phố biến nhất vẫn là ý nghĩa muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với dấu chân Đức Phật Namatha Mahanathee dưới lòng đại dương, cầu xin nữ thần nước tha thứ tội làm ô nhiễm các dòng nước để mang đến sự may mắn.
Những chiếc Krathong không chỉ bày tỏ sự tạ ơn, lời xin lỗi thần nước, mà còn giúp đem tất cả những rủi ro, tội lỗi của cả một năm qua trôi theo dòng nước và cầu cho cả đất nước Thái Lan càng ngày càng thịnh vượng trong cuộc sống năm tới.
Đối với Phật tử, khi tham gia vào lễ hội cũng là lúc họ được xóa bỏ đi những điều xấu xa, không may mắc phải trong cuộc sống thường ngày như: nổi giận, phạm tội, suy nghĩ và có những hành động, việc làm tiêu cực. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, miệng cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng. Những ngọn lửa bập bùng chiếu sáng trên bầu trời và những ngọn đèn lấp lánh trên dòng sông tượng trưng cho tấm lòng tôn kính của họ đối với Đức Phật.
Nhiều người cũng sử dụng dịp này để tôn vinh Phra Mae Khongkha, nữ thần Hindu nước để cầu chúc cho một năm mới đang đến, hy vọng về sự khởi đầu lạc quan của mọi việc.
Những chiếc đèn hoa đăng có kiểu dáng hoa sen, có đường kính khoảng 20cm, đế được làm bằng lá và thân cây chuối với nhiều kiểu dáng và hình thù khác nhau và được trang trí bằng các loại hoa, nến nhiều màu, nhang thơm khiến cho đèn Krathong rất rực rỡ và vô cùng bắt mắt.
Trong quá trình thả Krathong, người ta có thể cắt một ít móng tay, tóc và một đồng xu bỏ vào Krathong với niềm tin rằng khi thả trôi những chiếc bè này, mọi phiền muộn và những điều không may của năm cũ sẽ được gột tẩy.
Thả đèn hoa đăng ở lễ hội Loy Krathong. |
Tất cả mọi nơi trên đất nước đều tổ chức lễ hội này, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là ở tỉnh Chiang Mai. Ngoài lễ hội thả đèn hoa đăng còn có thêm lễ hội Yi Peng (lễ hội ánh sáng), đây là một lễ hội lâu đời, có vị trí rất quan trọng với văn hóa của tộc người Lán-Na ở miền Bắc của Thái Lan.
Trước đây, Chiang Mai lại là kinh đô cổ của Vương triều Lanna cũ. Do vậy mà Yi Peng vẫn được xem là lễ hội lớn nhất của thành phố này và được tổ chức hết sức long trọng. Hơn nữa, Chiang Mai còn có đô thị hạ tầng không như những thành phố khác và có nhiều: sông, suối, hồ, biển, là nơi lý tưởng để tổ chức cùng lúc 2 lễ hội trọng đại này.
Những chiếc đèn trời của người Thái Lan sử dụng trong lễ hội có rất nhiều loại khác nhau từ hình dáng, mẫu mã đều vô cùng tinh tế và bắt mắt, trong đó có 3 loại đèn lồng chính là Khom Loi, Khom Lanna và Khom Khwean.
Hàng năm mỗi khi đến lễ hội, số lượng đèn lồng được sử dụng với một số lượng vô cùng lớn, ước tính có khoảng 20 - 30 nghìn chiếc đèn trời được thả lên trời vào mỗi dịp như thế. Do vậy mà tất cả các chất liệu làm ra đèn lồng đều thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và không độc hại và còn có thể làm thức ăn cho một số loài sinh vật nhỏ.
Người ta thường lấy bột gạo, cán mỏng để làm ra giấy quấn quanh nan tre, ở giữa là nến và pin nhiên liệu. Khi nên hoặc pin nhiên liệu được đốt cháy, sẽ tạo ra một lượng khí nóng bị bẫy bên trong chiếc đèn trời, tạo ra đủ lực để nâng đèn lồng bay lên trời.
Người tham dự lễ hội trong 3 ngày, ban ngày du khách có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Ban đêm là lúc họ được chứng kiến những và trải nghiệm khung cảnh đẹp tuyệt trần khi cả bầu trời lúc này lấp lánh cùng những vì sao nhân tạo, giống như một đàn sứa khổng lồ phát sáng, trôi nổi trên bầu trời cùng với vẻ đẹp siêu thực của những chiếc đèn hoa đăng trôi nổi trên những dòng sông.
Du khách thường sẽ thả 2 loại đèn khác nhau, 1 là đèn lồng bay lên trời 2 là đèn hoa sen thả dưới nước. Không quy định thời điểm chỉ là khi màn đêm buông xuống là có thể tụ tập bạn bè gia đình cùng nhau đưa ánh sáng lấp lánh vào màn đêm.Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào lễ hội, kể cả những người không theo đạo Phật cũng có thể đến chung vui cùng các Phật tử và người dân bản địa.
Vào thời điểm lễ hội diễn ra, mọi người tập trung về những ao, hồ, sông… nơi mà có nữ thần nước ngự trị, đặc biệt là khoảng sân phía sau của Đại học Mae Jo được biết đến là một trong những nơi tập trung thả đèn trời của Chiang Mai. Các nhà sư sẽ tụng kinh để mở đầu cho nghi thức thiêng liêng này.
Giống như một thời khắc huy hoàng, hàng nghìn chiếc đèn cùng lúc bốc lên không trung cùng với tiếng reo hò mừng rỡ của mọi người. Những chiếc lồng đèn lung linh mà bồng bệnh tạo cho mọi người một cảm giác nhẹ nhàng, tâm hồn cũng theo đó mà bay lên, mọi phiền muộn dường như được trút bỏ, tan biến vào không trung.
Sau nghi thức thả đèn trời, người dân sẽ cùng nhau tận hưởng khung cảnh thần tiên cả đêm. Rất nhiều hoạt động diễn ra song song trong lễ hội như màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, cuộc thi Hoa hậu Yi Peng, hay đua thuyền…
Ngoài màu sắc rực rỡ của các Krathong và Khom loi du khách còn có thể chiêm ngưỡng và thưởng thức những màu sắc hấp dẫn của các món ăn nhanh và món ăn truyền thống được bày bán rất nhiều dọc theo con đường ven sông.