(PLO) - Mặc dù bước vào lễ hội chính được hơn nửa thời gian nhưng lượng khách đổ về chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn rất lớn, đặc biệt là dịp cuối tuần. Tính toán, mỗi ngày lễ hội này 'bỏ túi' hàng tỷ đồng. Năm 2015 thu khoảng 600 tỷ.
Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương 2016 cho biết, mùa lễ hội 2016 sẽ có khoảng gần 4.400 đò, 11 ca-no với khoảng 8.800 người chèo đò chuyên nghiệp đã qua tập huấn để phục vụ du khách thập phương.
Ban Tổ chức và huyện Mỹ Đức cũng bố trí thêm 17 tổ tuần tra của Công an huyện Mỹ Đức và sự hỗ trợ của Công an thành phố Hà Nội, cùng cán bộ trực ban sẽ tiếp nhận và xử lý các thông tin, tình huống diễn biến diễn ra tại lễ hội về an ninh trật tự, an toàn trong lễ hội...
Tất cả các chủ cửa hàng kinh doanh sẽ được tập huấn kỹ và được cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế huyện cấp. Tình trạng treo móc thịt động vật tại các cửa hàng đã được khắc phục triệt để, không còn gây bức xúc như trước đây nữa.
Ghi nhận của phóng viên, mặc dù thời gian của lễ hội chính không còn nhiều, lượng khách vẫn tấp nập đổ về chùa Hương lễ hội chiêm bái, cầu may:
|
Đầu giờ sáng, lượng du khách đổ về đông, khiến bến đò ùn tắc. Nhiều khách tỏ ra mệt mỏi vì phải ngồi chờ đợi đò xuất bến. (Ảnh: Q.M) |
|
Dịch vụ nhận viết sớ cầu an, cầu tài trên Đền Trình hoạt động hết công xuất. (Ảnh: Q.M) |
|
Chen chúc trước cửa Đền Trình làm lễ. (Ảnh: Q.M) |
|
Ban Tổ chức trưng nhiều biển cảnh báo du khách do lượng khách đông, lo ngại đối tượng xấu trà trộn. (Ảnh: Q.M) |
|
Những nhóm khách may mắn nở nụ cười sau hành trình chờ đợi đò cập bến để được vào lễ. (Ảnh: Q.M) |
|
Các chủ đò thuyền cũng đua nhau gồng mình chèo thuyền để mau chóng đến Thiên Trù và quay lại đón thêm lượt khách. (Ảnh: Q.M) |
|
Do lượng khách đông, nhiều nhóm khách phải tiếp tục chờ đợi để được lên bến Thiên Trù vào chùa chính lễ, chiêm bái. (Ảnh: Q.M) |
|
Hàng dài đò thuyền xếp hàng dài tại bến Thiên Trù ra tận giữa dòng Suối Yến chờ đón khách ra. (Ảnh: Q.M) |
|
Tại Trạm kiểm tra vé thắng cảnh cũng xuất hiện tình trạng chen chúc, ùn ứ. (Ảnh: Q.M) |
|
Tại ngã ba nơi giao cắt giữa đường lên động Hương Tích bằng cáp treo và lối đi bộ truyền thồng, trước cửa trụ sở BQL di tích, hàng nghìn người chen chúc, tấp nập. (Ảnh: Q.M) |
|
Đường nối từ khu vực cáp treo thả khách vào động Hương Tích, hàng người nêm kín, chen lấn, nhích từng bước. (Ảnh: Q.M) |
|
Người đàn ông này đã không đủ kiên nhẫn do chờ lâu và châm thuốc hút giữa đám đông. Em bé trước mặt đã không chịu được khói thuốc và khóc đòi bố đi nhanh. (Ảnh: Q.M) |
|
Nhiều người vẫn nở nụ cười tươi và nhẫn nạn chờ. (Ảnh: Q.M) |
|
Xếp hàng, pha trò cười tươi và chờ ban tổ chức dỡ ba-ri-e là phương án nhiều người chọn. (Ảnh: Q.M) |
|
Lượng du khách quá đông khiến lối xuống động Hương Tích quá tải. (Ảnh: Q.M) |
|
Lối xống quá nhỏ so với lượng người đến lễ. (Ảnh: Q.M) |
|
Dòng người vẫn kiên nhẫn nhích từng bước. (Ảnh: Q.M) |
|
Một đại diện Ban Tổ chức cho phóng viên biết, vào cuối tuần lượng khách tăng đột biến là nguyên nhân ùn tắc cửa vào động Hương Tích. (Ảnh: Q.M) |
|
Phía dưới Động, hàng nghìn người chờ đến lượt vào khấn cầu may, chiêm bái. Ban Tổ chức phát loa liên tục nhắc nhở "du khách vui lòng không quay phim, chụp ảnh". (Ảnh: Q.M) |
|
Quầy đặt bàn bày lễ và phát khay không thu tiền cũng được bố trí để thuận tiện cho khách hành hương. (Ảnh: Q.M) |
|
Trước đó, để ngăn chặn tình trạng chen lấn xô đẩy, Ban Tổ chức giao lực lượng công an huyện lập một ba-ri-e để phân tán dần lượng khách. (Ảnh: Q.M) |
|
Dòng người ào ào tiến đến lối xuống Động Hương Tích sau khi người của ban tổ chức nâng ba-ri-e cho từng tốp người vào một, tránh ùn tắc. (Ảnh: Q.M) |
|
Từ Động Hương Tích dẫn ra cáp treo đi xuống, lượng người đông đúc kéo đến. Nhiều người chọn cách đi bộ lối truyền thống, dù mệt. (Ảnh: Q.M) |
|
Vào cuối khung giờ chiều, nhiều thuyền đò vẫn tấp nập đưa khách vào khu chùa chính. Điểm khiến nhiều du khách lo ngại là sự mất an toàn trên đò khi nhiều đò nhỏ chờ quá số người và không có bất cứ chiếc phao cứu hộ nào được các chủ đò thuyền trang bị cho khách và chỉ trấn an khách: "Thuyền lật, tôi cứu".( Ảnh: Q.M) |
Trung bình mỗi mùa lễ hội, chùa Hương thu khoảng 600 tỷ
Trước khi lễ hội diễn ra, nhiều thông tin nói tổng doanh thu khoảng 700 tỷ đồng từ Lễ hội Chùa Hương. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Tan tổ chức Lễ hội chùa Hương 2016, tính toán: Trung bình mỗi năm Chùa Hương đón khoảng 1,4 triệu khách, với mức chi tiêu bình quân 300-400.000 đồng mỗi người. Trong 400.000 chi tiêu mỗi người, gồm: tiền đò, cáp treo, vé thắng cảnh và chi phí ăn uống.
"Trong tổng doanh thu khoảng 560 tỷ đồng nhân lên từ con số đó, Chùa Hương chỉ thu khoảng 60-70 tỷ đồng từ tiền vé, số còn lại là chi phí cho các hoạt động khác là ăn uống, đi lại", ông Hậu nói và cho biết thêm, số tiền tối đa thu được 70 tỷ này được chi phí cho công tác phục vụ, đầu tư hạ tầng mất khoảng một nửa.