Khánh thành dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa đồng bộ đầu tiên tại Việt Nam

Dây chuyền tái chế hoàn chỉnh bao gồm 2 thủy lực đặc biệt có tổng công suất 50 tấn, thu hồi bột giấy để sản xuất giấy bề mặt cao cấp cho thùng carton. Ngoài ra, nhôm/nhựa tách ra từ bột giấy sẽ được sản xuất thành mái lợp cho nhà dân, nhà máy, chuồng trại chăn nuôi. Dây chuyền sản xuất mái lợp có khả năng sản xuất 500 tấm/ngày, 12.000 tấm/tháng.

Dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa có công suất 50 tấn/ngày  vừa được khánh thành  tại Công ty Giấy & Bao Bì Đồng Tiến, tỉnh Bình Dương.

Dây chuyền tái chế hoàn chỉnh bao gồm 2 thủy lực đặc biệt có tổng công suất 50 tấn, thu hồi bột giấy để sản xuất giấy bề mặt cao cấp cho thùng carton. Ngoài ra, nhôm/nhựa tách ra từ bột giấy sẽ được sản xuất thành mái lợp cho nhà dân, nhà máy, chuồng trại chăn nuôi. Dây chuyền sản xuất mái lợp có khả năng sản xuất 500 tấm/ngày, 12.000 tấm/tháng.

Dây chuyền tái chế vỏ hộp sữa đầu tiên tại Việt Nam

Ông Bert Jan Post, Giám đốc Tetra Pak Việt Nam bày tỏ niềm vui tại lễ khánh thành dây chuyền tái chế. Ông cho biết với dây chuyền này, mỗi tháng nhà máy có thể tái chế 1.250 tấn (15.000 tấn/năm) vỏ hộp sữa thành các sản phẩm có ích, góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường và tạo thu nhập cho người lao động.

Ông Hoàng Trung Sơn, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Giấy & Bao Bì Đồng Tiến cho biết: “Rác là tiền nếu được tận dụng để tái chế. Vỏ hộp sữa giấy là nguồn nguyên liệu có thể tận dụng lại được lượng bột giấy chất lượng cao. Nếu vứt bỏ là một sự lãng phí lớn và tốn chi phí xử lý”.

Hiện tại công ty Giấy & Bao Bì Đồng Tiến mới chỉ thu gom được 2-4 tấn vỏ hộp sữa mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế 50 tấn/ngày. Điều này có nghĩa thu gom vỏ hộp sữa sau sử dụng cả tháng mới chỉ đáp ứng được việc sản xuất trong 2 ngày. Vấn đề ông Sơn quan tâm nhất hiện nay không phải là marketing sản phẩm mái lợp mà làm sao thu gom được tối đa vỏ hộp sữa vẫn còn lẫn trong rác sinh hoạt.

Để tăng cường công tác thu gom, Công ty Giấy & Bao Bì Đồng Tiến và Tetra Pak Việt Nam đã triển khai được 8 trạm thu mua vỏ hộp sữa giấy tại TP.HCM (3 trạm), Hà Nội, Bình Dương, Biên Hoà, Tây Ninh và Nha Trang (mỗi địa phương 1 trạm) và dự kiến mở thêm một số trạm ở các thành phố lớn khác.

Anh Phương

Đọc thêm