Không thể “bỏ rơi” thanh tra nhân dân

Chiều qua - 14/6, thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đa số ĐBQH đều đánh giá cao vai trò của thanh tra nhân dân (TTND) trong hoạt động giám sát dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Do đó, nếu không đưa qui định TTND vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), sẽ thiếu cơ sở pháp lý cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.

Chiều qua - 14/6, thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đa số ĐBQH đều đánh giá cao vai trò của thanh tra nhân dân (TTND) trong hoạt động giám sát dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Do đó, nếu không đưa qui định TTND vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), sẽ thiếu cơ sở pháp lý cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.

Nên đánh giá tổng kết lại hoạt động của Thanh tra nhân dân theo luật 2004


Hiện nay cả nước có 11.000 ban TTND, với gần 100.000 người tham gia (7-11 thành viên/ban, đại diện cho các tổ dân phố, thôn, bản, ấp, được ND bầu ra).

Thời gian qua, lực lượng này đã hoạt động khá hiệu quả, góp phần phát hiện nhiều vấn đề ở cơ sở, giúp cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, ổn định cơ sở. Nhưng thực tế, hoạt động TTND chưa được quan tâm, nhận thức nhiều khi chưa đúng nên hạn chế hoạt động.

Trong khi đó, chưa có văn bản để giải quyết, khắc phục dù theo qui định của pháp luật, Thanh tra Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc phải ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động của tổ chức này như ý kiến của ĐB Hà Công Long (Gia Lai). Do đó, nhiều ĐB cho rằng, “không công bằng khi đánh giá hoạt động này chỉ làm hình thức”. ĐB Long đề nghị phải qui định trách nhiệm của thanh tra các cấp đối với tổ chức và hoạt động của TTND.

Với vai trò của TTND, ĐB Đặng Huyền Thái (Hà Nội) nhận định, “không qui định là không được, khi chưa có giải pháp hợp lý sẽ khiến hoạt động này bị coi nhẹ, đình lại hoạt động của TTND. Còn nếu để TTND hoạt động theo Luật Thanh tra (2004) khi dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được thông qua là không họp lý”.

Nhiều ĐB đề nghị, nên đưa TTND vào lụât để có cơ sở pháp lý cho lực lượng này hoạt động. Đồng thời, phải sơ kết, sửa đổi, bổ sung các qui định hiện hành cho phù hợp. Nếu nếu không đưa vào dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) thì phải có 1 văn bản về vấn đề này ban hành song song.

Nhưng vẫn còn một số ý kiến đề nghị không nên đưa qui định về TTND vào dự thảo Luật này.

Theo phân tích của ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá), TTND là tổ chức giám sát của nhân dân, do Ban chấp hành công đoàn và mặt trận tổ quốc cấp xã bầu ra, hoạt động theo qui chế dân chủ cơ sở và không có chức năng xử lý những vấn đề xảy ra.

Giải pháp được ĐB này đưa ra để TTND không bị “bỏ rơi” sau khi dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được ban hành là Chính phủ nên đánh giá tổng kết lại hoạt động của TTND theo luật 2004, trước khi có quyết định.

Ngoài ra, các ĐB cũng thảo luận nhiều về vai trò, chức năng của cơ quan thanh tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính…

Ý kiến chung đề nghị phải qui định rõ hơn, mạnh hơn về quyền hạn của Thanh tra, vì “quản lý không chỉ là báo cáo, kiểm tra”, cũng như tăng thêm tính độc lập cho hệ thống cơ quan này như cơ quan kiểm toán.

Nếu qui định như dự thảo, Thanh tra vừa là cơ quan quản lý, vừa là cơ quan tham mưu thì  tình trạng thanh tra cấp dưới thiếu tôn trọng thanh tra cấp trên sẽ vẫn còn phổ biến. ĐB Đặng Huyền Thái còn nhận thấy, trong dự thảo chưa rõ ai là người có trách nhiệm cuối cùng giải quyết, xử lý các kết luận thanh tra.

Như vậy, sẽ dẫn đến sự đùn đẩy, vòng vo, hoặc để kết luận thanh tra “rơi vào im lặng”. Do đó, một số ĐB đề nghị, phải qui định rõ là Chủ tịch tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải quyết các kết luận thanh tra tuỳ theo từng cấp, từng lĩnh vực.

Phân tích các qui định về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, nhiều ĐB lo ngại nếu qui định không rõ sẽ dẫn tới sự chồng chéo trong hoạt động của hai lực lượng này, cũng như “làm khó” cho người thi hành trong thực tế./.

H.G

Đọc thêm