Khi nói về những nghi thức cưới xin kỳ lạ được biết đến trên thế giới, những bộ lạc ở châu Phi thường được nhắc đến khá nhiều. Và tục cưới của ngôi làng Ankole ở Uganda cũng là một trong số đó.
Ankole mà một trong những ngôi làng giàu có nhất nằm ở phía Tây nam đất nước Uganda, có chung biên giới với Rwanda và Tanzania. Người dân sống ở ngôi làng này được gọi là Banyankole và sử dụng loại ngôn ngữ được gọi là Runyankole hoặc ngôn ngữ Bantu.
Sinh sống dựa vào chăn nuôi
Ngôi làng này có nằm trên độ cao 1,220 mét trên mực nước biển, rộng khoảng 15.800 km2, nơi đây cũng có đồi núi và những cánh đồng cỏ xanh mướt bao trùm. Ankole bao gồm hai nhóm dân tộc chính đó là Bahima, là những người sống dựa vào chăn nuôi gia súc và người Bairu, là những người sống chủ yếu là canh nông.
Các loại gia súc thường là dê, cừu, bò, chó, gà... càng nhiều gia súc thì càng chứng tỏ họ giàu có. Họ cũng trồng các loại thực phẩm như khoai tây, lúa mì, chuối, cà phê, trà, đậu, rau củ và đặc biệt hạt kê rất được ưa chuộng. Khi muốn có tiền mặt và quần áo, đồ dùng trong gia đình... họ bán những nông sản của mình làm ra để đổi lấy thứ mình cần.
Gia súc đặc biệt và dê và bò được cho là tài sản quý giá nhất đối với mỗi gia đình người Ankole. Nó là nguồn sống hàng ngày cung cấp sữa, bơ, thịt... Không những thế, dê và bò còn là vật phẩm có giá trị trong mỗi cuộc hôn nhân và đặc biệt được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ văn hóa và chính trị.
Ở bộ tộc Ankole, một cô cậu bé 8 tuổi đã phải học cách làm việc để giúp đỡ cha mẹ. Cậu sẽ thường theo cha học cách chăm sóc đàn gia súc, vắt sữa và bảo vệ chúng khỏi những loài thú hoang dã, đặc biệt là sư tử.
Các cô gái thì học cách trồng trọt, thu hoạch và bảo vệ cây trồng khỏi các loài chim và động vật. Ngoài ra các cô còn được mẹ dạy làm những công việc trong gia đình trước khi về nhà chồng như nấu ăn, chăm sóc em, thêu dệt vải, làm chiếu, lấy nước và củi...
Béo nghĩa là... đẹp
Do ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau nên văn hóa cưới xin của người Ankole cũng khá đặc biệt. Khi các cô gái bắt đầu vào tuổi dậy thì, họ không còn được vui chơi tự do mà thường bị cha mẹ bắt ở trong nhà và tránh tiếp xúc với đàn ông.
Một cô gái mất đi sự trinh trắng của mình trước khi lấy chồng thì đó là một nỗi nhục lớn của gia đình. Kinh khủng hơn nữa là nếu cô gái mang thai trước khi kết hôn sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt, nhẹ thì đuổi ra khỏi nhà, nặng hơn có thể sẽ phải chết.
Mọi người cùng nhau nhảy múa để chúc phúc trong một đám cưới. |
Trong văn hóa hôn nhân của người Ankole, nếu trong gia đình có nhiều chị em gái, nếu chị cả chưa lập gia đình thì người em gái không được phép cưới trước. Trong trường hợp người em gái được đề nghị kết hôn trước thì cha mẹ cô phải giấu và gửi người chị đi tới nơi khác cho đến khi hoàn thành xong hôn lễ cho cô em gái.
Tuy nhiên sau khi kết hôn, nếu như người phụ nữ không thể sinh con, chồng của cô có quyền lấy thêm vợ hai. Mặc dù ở đây một vợ một chồng là chuẩn mực, nhưng chế độ đa thê cũng không hề bị cấm cản. Người Ankole cũng rất coi trọng nam giới và người phụ nữ lấy chồng thường mang nặng tâm lý phải sinh con trai cho gia đình nhà chồng.
Bởi, người con trai được quyền thừa hưởng tài sản từ cha của mình và sẽ chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc của mẹ khi cha qua đời. Trong trường hợp gia đình đó có nhiều con trai và người cha sắp qua đời không thể lựa chọn ra người con trai thích hợp để kế thừa tài sản cũng như chịu trách nhiệm đối với gia đình thì những người trong gia tộc sẽ tư vấn và giúp ông đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Đối với người Ankole, béo đồng nghĩa với đẹp, những cô gái gầy yếu thường không nhận được nhiều sự lựa chọn từ các chàng trai. Do đó, những cô gái thường sẽ được ăn các loại thực phẩm như thịt bò, cháo kê và đặc biệt là phải thường xuyên uống sữa để béo lên, bởi việc uống sữa sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp mà họ mong muốn.
Không biết mặt nhau
Mặc dù hôn nhân ở đây bị thay đổi vì tôn giáo và tính hiện đại, nhưng nhiều người Ankole vẫn lưu giữ những nghi thức cưới truyền thống của họ. Đặc biệt, những người lớn tuổi thường là người gìn giữ và lưu truyền cho đời sau những nghi thức và tập tục từ lâu đời, chính vì vậy họ thường được những người trẻ tuổi tham khảo ý kiến trước khi kết hôn với một ai đó.
Trong nghi thức cưới hỏi của người Ankole có một điều khá đặc biệt đó là cho đến ngày cưới, cô dâu chú rể không biết nhau và không được nhìn mặt nhau. Hôn nhân thường dựa trên sự sắp xếp của gia đình. Nếu gia đình nhà trai để ý đến cô gái họ thích, gia đình nhà trai sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của một người mà họ gọi là Kateraruume, giống như là bà mai mối. Những người này được cho là chìa khóa để khởi đầu cho một mối quan hệ dẫn đến hôn nhân.
Các Kateraruume rất được kính trọng, họ đại diện cho gia đình chú rể đến gặp mặt gia đình cô dâu và đảm bảo rằng gia đình cô dâu sẽ chấp nhận chàng rể tương lai và đồng ý cùng với nhà trai thảo luận về cuộc hôn nhân cho đôi trẻ. Để đi đến hôn nhân, gia đình nhà trai sẽ phải mất khá nhiều tiền của cho nhà gái. Nhà trai phải chuẩn bị gia súc và hơn 10 món quà có giá trị cho gia đình nhà để thể hiện rằng chú rể có khả năng chăm lo cho vợ của mình trong tương lai.
Gia đình nhà cô gái sẽ dựa vào những vật phẩm mà nhà trai mang đến để quyết định cuộc hôn nhân cho con gái của mình. Nếu vật phẩm có nhiều trâu bò, dê thì cuộc hôn nhân hoàn toàn được chấp nhận, nhưng nếu vật phẩm chỉ có chó, lợn, gà thì sẽ bị gia đình cô dâu đánh giá thấp và khó có thể được đồng ý.
Khi cuộc hôn nhân được cả hai bên chấp nhận, ngày cưới sẽ được định ra, tất cả mọi người trong gia đình, bạn bè, hàng xóm sẽ cùng nhau ăn mừng, hát hò, nhảy múa, uống bia và chúc phúc cô dâu và chú rể.
Bò là tài sản quý giá nhất đối với người Ankole. |
Món quà tốt nhất của người cha
Một điều vô cùng thú vị đó là, khi đưa cô dâu về nhà chồng, trước khi được chính thức chung giường với chồng thì cô dâu của dân tộc Ankole sẽ trải qua một lớp học về “chuyện giường chiếu” do người dì của chú rể dạy. Cô sẽ phải học mọi thứ để làm sao phục vụ chồng một cách tốt nhất.
Sau khi trải qua quá trình huấn luyện, người bố của chú rể sẽ là người đầu tiên kiểm tra trình độ của cô dâu. Điều đó có nghĩa là trinh tiết của cô sẽ không được phá bỏ bởi người chồng của mình mà lại là bố chồng. Chính nghi thức cổ hủ này khiến cho việc giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân dường như trở nên vô nghĩa.
Đối với người Ankole, việc bố chồng ngủ với cô dâu trong đêm tân hôn trước chú rể là việc làm hợp pháp. Không những thế, đây còn được coi là một trong những món quà tốt nhất mà một người cha có thể tặng cho con trai mình.
Có thể nói đây là hủ tục không bao giờ được chấp nhận ở các nước khác trên thế giới, không những thế còn được cho là vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Những hủ tục kiểu như thế này chỉ còn tồn tại ở những bộ tộc châu Phi còn quá tách biệt với thế giới bên ngoài...