Lay lắt cuộc sống bệnh nhân xóm chạy thận giữa dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một tuần đều đặn chạy thận 2,3 lần lại không thể mưu sinh khi dịch bùng phát, bà Thuận đã tiêu đến những đồng tiền dành dụm cuối cùng, lay lắt chờ nguồn hỗ trợ.
Bà Nguyễn Thị Thuận 7 năm sống một mình trong căn phòng chưa đầy 10m2.
Bà Nguyễn Thị Thuận 7 năm sống một mình trong căn phòng chưa đầy 10m2.

Hơn 100 bệnh nhân xóm chạy thận trong ngõ 121 Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) xa quê, bệnh tật đeo bám nay càng lao đao khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Xóm chạy thận là nơi cư trú của hơn 100 người xa quê lên Thủ đô để chạy thận.

Xóm chạy thận là nơi cư trú của hơn 100 người xa quê lên Thủ đô để chạy thận.

Bà Nguyễn Thị Thuận (45 tuổi, quê ở Phú Thọ) “nhập cư” ở xóm chạy thận được 7 năm. Bà Thuận phát hiện mình bị suy thận cách đây 15 năm khi đã ở cấp độ 4. Từng ấy thời gian phát hiện bệnh cũng là khoảng thời gian bà xa quê lên Hà Nội chữa trị.

Bà kể có mẹ già ở quê, con gái đã lấy chồng và một người em trai. Vì bệnh thận mà bà và chồng đã không còn sống chung cách đây vài năm. Từ đó, bà Thuận chuyển về xóm trọ này sống một mình. Một tuần đều đặn 2 đến 3 lần vào viện chạy thận, bà không mất tiền chạy thận do có bảo hiểm.

Bà Nguyễn Thị Thuận chia sẻ những khó khăn trong đại dịch.

Bà Nguyễn Thị Thuận chia sẻ những khó khăn trong đại dịch.

Tiền nhà thuê và sinh hoạt hàng tháng đều do em trai bà chu cấp một phần, còn lại bà Thuận đi bán nước ở trước cổng bệnh viện Bạch Mai để trang trải cuộc sống. Dịch bệnh ập đến khiến bà mất việc, cả ngày quanh quẩn ở nhà chờ nguồn hỗ trợ từ nhà hảo tâm.

Bà tâm sự đã phải tiêu những đồng tiền cuối cùng, nhiều khi bật khóc trong căn phòng vỏn vẹn chưa đầy 10m2.

Những chiếc thẻ của bệnh nhân chạy thận.

Những chiếc thẻ của bệnh nhân chạy thận.

Bà Thuận buồn bã chia sẻ: “Mỗi lần vào viện chạy thận tôi đều phải xét nghiệm COVID-19, mỗi lần xét nghiệm là 450.000 đồng. Dẫu biết điều đó là cần thiết nhưng đối với những người như tôi bây giờ, 1 tuần 3 lần xét nghiệm như vậy thì lấy đâu ra tiền. Hy vọng bệnh viện hay cơ quan chức năng có giải pháp nào đó hỗ trợ chúng tôi về vấn đề này”.

Niềm vui của bà Thuận ngắm con gái. Mỗi lần cạn kiệt sức lực, bà mở hình con gái lên lấy động lực chiến đấu tiếp với bệnh tật.

Niềm vui của bà Thuận ngắm con gái. Mỗi lần cạn kiệt sức lực, bà mở hình con gái lên lấy động lực chiến đấu tiếp với bệnh tật.

Bà Thuận cho biết, xóm chạy thận nhận được hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện nên cuộc sống đỡ chật vật hơn. “Cũng may vẫn còn có thể nương nhờ các nhà hảo tâm giữa dịch đã hỗ trợ đồ ăn thức uống cho chúng tôi, nếu không chưa chết vì thận đã chết vì đói rồi”, bà Thuận nói.

Các nhà hảo tâm vận chuyển lương thực vào hỗ trợ xóm chạy thận.

Các nhà hảo tâm vận chuyển lương thực vào hỗ trợ xóm chạy thận.

Thời gian này dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bà Thuận cho biết cả xóm luôn nhắc nhở nhau sát khuẩn tay, đeo khẩu trang liên tục vì ý thức mình có sức đề kháng yếu hơn người bình thường.

Đọc thêm