Viên kim cương hy vọng: nợ nần
Với trọng lượng 45,52 cara, viên kim cương Hy Vọng màu xanh xám có chiều dài 25,6mm và bề rộng độ 21,7mm thuộc mỏ kim cương Golconda (Ấn Độ) vào thế kỷ 17. Lúc đào lên nó có trọng lượng 112,19 carat, là tài sản của người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier.
Tavernier bán viên kim cương này cho Vua Louis XIV năm 1668, được cắt gọt lại rồi nạm với vàng. Khoảng năm 1792, sau khi vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette lập mưu rời khỏi nước Pháp nhưng bất thành, họ bị lên máy chém vào năm 1793, viên kim cương Hy Vọng bị đánh cắp.
Sau nhiều lần phiêu bạt, cuối cùng báu vật được mua lại bởi Henry Philip Hope, và từ đó được mang tên ông nhưng rồi cũng bị bán để lại trả nợ cho gia đình Henry. Năm 1909, Pierre Cartier mua viên kim cương Hy Vọng và bán lại cho Evalyn Walsh McLean, người Mỹ. Từ khi có báu vật, bà McLean liên tục gặp xui: con trai qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi, con gái chết vì dùng thuốc quá liều, chồng qua đời tại dưỡng trí viện.
Năm 1947, sau khi McLean tạ thế vì căn bệnh viêm phổi, công ty Harry Winston Inc. đã mua lại toàn bộ bộ sưu tập nữ trang của McLean. Năm 1958, Winston hiến tặng viên kim cương Hy Vọng – khi đó trị giá 250.000 USD - cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Viện nghiên cứu Smithsonian ở Washington, D.C., và báu vật được trưng bày cho đến nay.
Viên kim cương Koh- I- Noor: Đàn ông sẽ gặp xui
Viên kim cương trọng lượng 105,6 carat Koh-i-Noor được cho là lấy từ mỏ Kollur (Golconda, Ấn Độ); theo tiếng Ba Tư, có nghĩa là “Núi ánh sáng”. Hồi ký của Zahiruddin Muhammad Babur, nhà sáng lập đế quốc Mughal của Ấn Độ, viết rằng báu vật bị đánh cắp từ Rajah xứ Malwa vào năm 1306, trọng lượng lên tới 739 carat. Bảo vật này sang tay nhiều chủ nhân Ấn giáo, Mông Cổ, Ba Tư, Afghanistan và nhà cai trị Sikh.
Thư tịch của Ấn giáo viết về lời nguyền của viên kim cương Koh-i-Noor như sau: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ làm bá chủ thế giới, nhưng cũng sẽ hứng chịu đủ xui xẻo. Chỉ Thượng Đế hoặc đàn bà mới có thể đeo nó mà không bị trừng phạt”.
Năm 1849, người Anh đã mua lại viên kim cương Koh-i-Noor và nó lọt vào tay của Nữ hoàng Victoria vào năm 1850. Bảo vật sau đó chỉ được các vị nữ hoàng sử dụng như Nữ hoàng Alexandra xứ Đan Mạch, Hoàng hậu Mary xứ Teck và sau đó là Thái hậu Elizabeth nước Anh, vợ của vua George VI. Hiện tại bảo vật vô giá đang được bảo vệ nghiêm mật ngay bên dưới Nhà châu ngọc của Tháp London.
Hồng ngọc Hăc Thái Tử: siêu lừa đảo
Hồng ngọc Hắc Thái Tử không phải là một viên hồng ngọc lớn, mà là một hạt Spinel lớn: một thứ khoáng chất cứng, lấp lánh được kết tinh thành nhiều hình dạng khác nhau. Đá Spinel không giá trị bằng hồng ngọc. Viên đá giả hồng ngọc này được cho là lấy từ mỏ Badakshan (ngày nay là Tajikistan) được nhắc đến vào thế kỷ 14, lọt vào tay của Don Pedro “Bạo ngược”, nhà cai trị xứ Seville (Tây Ban Nha).
Kế tiếp, nó trở thành tài sản của Edward xứ Woodstock, người được gọi là “Hắc Thái Tử”. Năm 1415, vua Henry V đoạt được viên đá Hắc Thái Tử và đính lên vương miện cùng với các viên hồng ngọc thật khác. Viên đá được truyền thừa cho các đời vua chúa ở hoàng gia Anh cho đến khi vua Charles I bị chém đầu vì tội phản quốc vào năm 1649 và viên đá bị bán đi. Hiện tại, viên hồng ngọc Hắc Thái Tử được đính ngay trên vương viện hoàng gia Anh.
Tử lam ngọc Delhi: đeo là xui
Viên tử lam ngọc Delhi được cho là lấy từ tay một lính Anh tại ngôi đền Indra – đền thờ thần chiến tranh và thời tiết của người Ấn giáo - ở Kanpur (Ấn Độ) trong thời diễn ra cuộc Nổi loạn Ấn Độ vào năm 1857. Viên đá quý sau đó sang Anh và rơi vào tay của nhà văn kiêm nhà khoa học Edward Heron-Allen hồi năm 1890.
Tuyên bố mình gặp xui khi sở hữu nó, ông mang viên đá cho mấy người bạn và họ cũng gặp xui xẻo không kém. Heron-Allen cảnh báo viên ngọc bị “nguyền rủa” và có dính máu của ai đó, khiến cho ai mang nó cũng bị xui. Sau khi Heron-Allen qua đời, con gái ông đã tặng viên ngọc cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia ở London vào năm 1943.
Ngọc trai La Peregrina: Tình yêu giông tố
Sinh thời, Elizabeth Taylor đặc biệt mê châu ngọc, một trong số đó là viên ngọc trai La Peregrina nặng 50,6 carat thuộc loại lớn nhất thế giới. Viên ngọc trai này được tìm thấy ở vịnh Panama vào thế kỷ 16. Vua Philip II xứ Tây Ban Nha đã trao viên trân châu này cho Nữ hoàng Mary I nước Anh trước lễ cưới của họ vào năm 1554, nhưng sau đó nhà vua bỏ rơi vợ khiến Nữ hoàng qua đời vào năm 1558, không có người nối dõi.
Mary I khét tiếng với tên gọi “Mary Huyết” vì sau cái chết của bà, hàng trăm người Tin Lành đã bị hành quyết trong suốt 5 năm cầm quyền của vị nữ hoàng này. Sau khi Mary I băng hà, viên trân châu La Peregrina lại quay về vua Philip II, được Hoàng gia Tây Ban Nha tiếp tục đeo đến thế kỷ 19, khi Napoleon Bonaparte xâm lược, người Pháp tiếp quản vương miện Tây Ban Nha. Báu vật La Peregrina qua tay các thành viên trong gia tộc Bonaparte và cuối cùng được bán cho lãnh chúa James Hamilton năm 1873.
Năm 1969, nhà bán đấu giá Sotheby's bán lại bảo vật cho Richard Burton, và ông đã trao nó cho vợ Elizabeth Taylor như một món quà ngày lễ tình nhân. Elizabeth Taylor đeo viên trân châu này và kết hôn tổng cộng 8 lần. Khi Taylor qua đời vào năm 2011, bảo vật La Peregrina được mua một người mua vô danh, mua với giá 11,8 triệu USD tại nhà bán đấu giá Christie's.
Kim cương đen Orlov: con mắt của thần Brahma
Viên kim cương đen Orlov có trọng lượng 67,50 carat, được tìm thấy tại Ấn Độ vào đầu thập niên 1800. Viên kim cương này bị ăn cắp từ ngôi đền thiêng ở miền Nam Ấn Độ, trong hốc mắt của pho tượng thần Brahma – thần sáng tạo, trí tuệ và phép thuật của người Ấn giáo. Báu vật này được mua lại bởi công chúa Nga, Nadezhda Orlov, hay có tên gọi khác là Nadia Orlov.
Có lời đồn cho rằng công chúa Nadia cùng với 2 chủ nhân cùng sở hữu viên kim cương đen Orlov đã nhảy lầu tự vẫn. Năm 1947, Charles F. Winson mua viên kim cương đen Orlov và đính lên sợi dây chuyền có 124 viên kim cương khác. Ngày nay, báu vật này đang được trưng bày tại 2 nơi là Bảo tàng lịch sử Mỹ ở New York và Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London.
Kim cương xanh: bí ẩn trùng trùng
Năm 1989, một thợ làm vườn người Thái Lan tại cung điện hoàng gia của hoàng tử Faisal bin Fahd xứ Ả Rập đã ăn cắp một số châu ngọc gồm viên kim cương xanh, giấu vào máy hút bụi và tuồn về Thái Lan. Sau khi nhà chức trách Ả Rập phát hiện, bắt giữ kẻ trộm nhưng báu vật đã không cánh mà bay. Thủ phạm bị phạt tù 7 năm nhưng mới ngồi “bóc lịch” 3 năm thì được phóng thích. Nhà chức trách Thái Lan khẳng định không hề có viên kim cương xanh cũng như số châu báu tuồn về là hàng giả.
Liền sau đó là nhiều vụ giết người cũng như các sự mất tích bí ẩn của vài nhà ngoại giao và doanh nhân người Ả Rập sang Bangkok để điều tra thủ phạm, sự vụ này bị gọi bằng cái tên “Vụ án kim cương xanh. Vì những cái chết đều gắn liền với viên kim cương bí ẩn, kim cương xanh được cho là ẩn tàng một lời nguyền đoạt mạng cho bất kỳ ai mang theo nó.
Viên kim cương Sancy: Lịch sử kỳ lạ
Viên kim cương hình quả lê này có trọng lượng 55,23 carat có gốc gác ở Ấn Độ. Nicolas Harlay de Sancy, sau này là Đại sứ Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ, mua viên kim cương vào năm 1570. Năm 1604, Sancy bán bảo vật cho vua James I nước Anh đeo làm bùa may. Sancy bỗng biến mất vào thời cách mạng Pháp, cùng với viên kim cương Regent và viên kim cương Hy Vọng.
Năm 1828, viên kim cương Sancy được hoàng tử Nga, Nicholas Demidoff, mua lại và truyền cho người con trai Paul. Đến năm 1978, sau khi qua tay nhiều đời chủ khác nhau, viên kim cương Sancy được bán cho Bảo tàng Louvre (Paris).
Viên kim cương Regent: Âm mưu của nô lệ
Viên kim cương Regent được tìm thấy vào năm 1701 ở Ấn Độ, nặng 410 carat. Một nô lệ đã khoét một lỗ trên chân mình, chịu đau để giấu viên kim cương. Sau đó, người nô lệ thông đồng với một thuyền trưởng Anh tuồn viên đá ra nước ngoài, nhưng tay thuyền trưởng nham hiểm đã dìm chết người nô lệ và chiếm đoạt nó.
Kế đó, một thống đốc Anh tên là Thomas Pitt đã mua viên kim cương, cắt gọt còn 140,64 carat và bán cho quan nhiếp chính người Pháp là Philippe II xứ Orleans vào năm 1717. Khoảng năm 1792, kim cương Regent lại bị đánh cắp.
Hoàng đế Pháp, Napoleon Bonaparte, tuyên bố sở hữu viên kim cương vào năm 1801, nạm viên đá trên cây kiếm của mình. Viên kim cương Regent giờ đây an vị trên vương miện của Hoàng hậu Pháp Eugenie, được trưng bày ở Bảo tàng Louvre ở Paris, cùng với cả viên kim cương Sancy.
Ngôi sao Ấn Độ