Luật hóa nuôi con bằng sữa mẹ

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong  công tác xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam. Điều này lại một lần nữa được khẳng định bằng việc Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Dự án Luật Quảng cáo tại kỳ họp vào tháng 5 tới đây, trong đó có một số nội dung liên quan đến chính sách thai sản và bảo vệ nuôi con bằng sữa mẹ.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong  công tác xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam. Điều này lại một lần nữa được khẳng định bằng việc Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Dự án Luật Quảng cáo tại kỳ họp vào tháng 5 tới đây, trong đó có một số nội dung liên quan đến chính sách thai sản và bảo vệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM).

Những bằng chứng khoa học về việc NCBSM mang lại cho trẻ em sự khởi đầu tốt nhất để bước vào cuộc sống là rất rõ ràng. Các bà mẹ NCBSM hiện cũng đang được hỗ trợ và bảo vệ thông qua việc thực hiện quy định của Bộ luật Lao động về chế độ nghỉ thai sản và Nghị định số 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.

Cụ thể, Bộ luật Lao động cho phép phụ nữ nghỉ 4 tháng có lương do Bảo hiểm xã hội chi trả và phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 1 giờ/ngày làm việc. Còn Nghị định số 21/2006/NĐ-CP thì nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức; yêu cầu quảng cáo và tiếp thị các loại sữa dùng cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi phải ghi rõ NCBSM là lựa chọn tối ưu; nêu rõ trách nhiệm của các công ty sản xuất, phân phối các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong việc kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình vú và núm vú giả…

Tuy nhiên, với quy định hiện hành của Bộ luật Lao động, bà mẹ chưa có đủ thời gian cần thiết để cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời như khuyến cáo. Bên cạnh đó, Nghị định số 21/2006/NĐ-CP còn một số điều khoản và các chế tài xử lý vi phạm chưa rõ ràng nên khó khăn trong việc triển khai và xử lý vi phạm. Không những thế, công tác giám sát việc tuân thủ Nghị định số 21/2006/NĐ-CP còn nhiều bất cập.

Điển hình là việc quảng cáo quá mức và việc tặng quà hấp dẫn của các công ty sữa đã ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của bà mẹ trong lựa chọn sản phẩm thay thế sữa mẹ hơn là việc NCBSM. Phần lớn các bà mẹ đều cho con ăn sữa công thức (sữa bột), uống nước trong những ngày đầu đời và chỉ có 1 trong 5 trẻ là được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ còn thấp: trong 4 tháng đầu đời là 29,3%, trong 6 tháng đầu đời 19,6%.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Mai Hương (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế), kết quả nghiên cứu năm 2011 trên 10 tỉnh của Dự án Nuôi dưỡng và phát triển cho thấy Việt Nam có tỷ lệ xem truyền hình cao (gần 99% bà mẹ xem truyền hình), trong khi hơn 80% bà mẹ xem các quảng cáo về sữa bột ít nhất 1 lần/ tuần, nhưng chỉ có gần 40% bà mẹ được xem các chương trình tuyên truyền về NCBSM trên truyền hình.

“Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý được hoạt động quảng cáo của các công ty sữa nếu chúng ta muốn hỗ trợ, khuyến khích và bảo vệ NCBSM” – bà Hương băn khoăn.

Nhằm bảo vệ NCBSM, rất nhiều ý kiến đồng tình với Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) về quy định tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm lao động nữ lên 6 tháng nhưng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Với Dự án Luật Quảng cáo, Dự thảo Luật cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm nhân tạo dùng cho trẻ theo quy định pháp luật về y tế. Những quy định trên của 2 Dự án Luật này được đánh giá là hoàn toàn hợp lý và có điều kiện thực hiện nếu được Quốc hội thông qua.

Thục Quyên

Đọc thêm