Môi trường sống ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe con người?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong một đất nước, những khu vực khác nhau thường thường có hoàn cảnh Thủy Thổ khác nhau, nhân dân cũng có tập quán sinh hoạt khác nhau, sự khác nhau về Thủy Thổ và tật bệnh có liên quan tới sự biến hóa của khí hậu.
(ảnh minh họa).
(ảnh minh họa).

Ảnh hưởng của thổ nhưỡng với cơ thể

Y học cổ truyền bắt nguồn từ việc người xưa quan sát sự thay đổi trong thiên nhiên, điều kiện ăn ở, tập quan phong tục địa phương…. để suy bàn ra mối quan hệ giữa tự nhiên với sức khỏe của con người.

Ở miền Bắc củanước ta khí hậu rất lạnh, cao nên nhiều táo khí, phía Đông Nam thì khí hậu ôn hòa, đất thấp, nhiều thấp khí, vì thế khí hậu thiên thời và tính chất Thủy Thổ có sự khác nhau rất lớn giữa Nam và Bắc.

Vì sự khác nhau của hoàn cảnh tự nhiên nên tình hình sinh lý và bệnh biến của thân thể con người cũng có sự khác nhau rõ rệt, như khu vực Dương Đông là nơi nhiều cá và muối, ở vùng biển gần nước mặn, cư dân ăn nhiều cá, thích đồ ăn mặn cho nên da đen và lỗ chân lông thưa hở. Do thời tiết như vậy nên bệnh phần nhiều mụn nổi ở ngoài da, cách chữa nên dùng phép biên thạch. Khu vực phương Tây là nơi nhiều vàng ngọc, nhiều đá, các cư dân ở đồi núi nhiều gió, ăn đồ thịt nhiều mà béo mập cho nên ngoại tà không dễ xâm phạm vào hình thể được, bệnh phát ra phần nhiều là bệnh nội thương, cách chữa bệnh nên dùng thuốc uống.

Khu vực phương Bắc khí hậu như mùa đông, có khí tượng bế tàng, địa hình cao dựa vào đồi núi mà ở, trong hoàn cảnh nhiều gió lạnh băng giá,cư dân sinh hoạt theo lối du mục, thường phải ở ngoài trời ăn nhiều sữa vì thế nội tạng Hàn dễ sinh ra bệnhmãn, cách chữa nên dùng châm đốt. Khu vực phương Nam nhiều khí trưởng dưỡng, là nơi dương khí rất thịnh, thấp Thủy Thổ, bạc nghiệp sương mù thường đóng lại, cư dân thích ăn đồ chua và đồ đã ướp muối nên thân thể cả họ da dẻ kín đáo và sắc đỏ, bệnh phát sinh phần nhiều là gân mạch co quắp, khó đi lại,cách chữa nên dùng châm chích. 

Khu vực Trung ương đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, sản lộc dồi dào, cư dân có nhiều thức ăn sinh hoạt và cũng tương đối nhàn rỗi nên bệnh tật phát ra phần nhiều là những bệnh suy nhược,tuyết lịch nóng rét, chữa bệnh nên dùng cách vận động và xoa bóp.

Khi nắm rõ được tính chất trọng yếu của bệnh và những địa phương khác nhau như vậy, thầy thuốc cần phải chú ý tới quan hệ giữa thân thể con người với hoàn cảnh tự nhiên, tập quán sinh hoạt với tật bệnh, hiểu rõ tình hình từng địa phương và từng con người để tìm raphương pháp chữa bệnh trên lâm sàng.

 

Sự thích ứng của con người với tự nhiên

Sự thay của bốn mùa, sự biến hóa của lục khí là điều kiện có lợi cho sinh vật phát triển và phát sinh, nhưng có lợi hay không có lợi hoàn toàn không phải chỉ đơn thuần phụ thuộc vào lục khí tứ thời. Bởi vì đó mới chỉ là phương diện ngoại nhân, một phương diện khác,  cơ năng thích ứng của thân thể con người có chịu đựng được ảnh hưởng của ngoại nhân hay không mới là tính chất quyết định.Khí biến hóa của tự nhiên giới sở dĩ không làm cho người ta sinh bệnh, vì cơ năng sinh lý của cơ thể có sự biến hóa theo 4 mùa 6 khí. 

Sách Linh khu viết: Trời nóng mặc áo dày thì lỗ chân lông hở,cho nên mồ hôi chảy ra, trời lạnh thì lỗ chân lông khít lại, khí thấp không lưu hành, nước chảy xuống bàng quang thì thành ra nước tiểu và hơi. Đó là chứng cứ về cơ năng thích ứng của thân thể con người tùy theo khí hậu biến hóa khác nhau mà thay đổi.

Suy ra mà bàn thì khí lục dâm sở dĩ có thể gây bệnh cho con người hay không còn phụ thuộc vào sự cơ năng thích ứng mạnh yếu của con người. Điều này được thầy thuốc vẫn thường gọi là“chính khí vững ở trong thì tà khí không thể can phạm vào được”. Đó là đã khẳng định thân thể người người ta nếu có đủ sức đề kháng thì tà khí không thể làm hại được.

Sách Linh khu cũng dạy: gió, mưa,rét, nóng không phải là hư tà thì một mình nó không thể làm hại người ta được. Bỗng nhiên gặp phải gió dập mưa dồn mà người không mắc bệnh là vì thân thể không hư, cho nên một mình tà khí không thể làm hại người được, phải nhân phong tà hư ở ngoài cùng với thân thể hư ở trong, hai cái hư gặp nhau thì là mới xâm nhập vào thân thể được.

Đại ý chỉ rằng, một mình tà khí thứ không thể gây nên bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh là vì ở thân thể suy yếu lại gặp phải gió độc từ chỗ hư đến mới có thể thành bệnh. Nếu thân thể không hư thì đi gặp mưa to gió lớn cũng không thể gây nên bệnh.

Một lúc bị gió, đồng thời bị bệnh mà bệnh lại khác nhau,ví như người thợ mài rìu múa và dao để đốn cây. Cây có âm dương lại có cứng mềm, cứng thì dao không vào, mềm thì khỏi dai dẻo, gặp đến khúc mắt thì dìu búa ít sứt mẻ. Phàm trong một cây gỗ, cứng mềm không giống nhau là vì vỏ có dày có mỏng, nhựa có nhiều có ít cũng khác nhau đó thôi.

Cây có hoa lá sinh sớm, gặp xương xuân gió mạnh thì hoa rụng lá héo, bị hạn hán lâu ngày thì cây giòn vỏ mỏng nhánh ít nhựa mà lá héo gặp trời dâm nhiều và mưa dầm loại cây vỏ mỏng, nhánh ít nhựa thì lá héo,gặp trời dâm và mưa dầm nhiều, loại cây vỏ mỏng thì bị rữa mục; gặp gió thì mình đổi mạng, cây cứng giòn thì bị gãy và chắc chắn bị thương, gặp sương thu gió dữ thì gốc bị lung lay lá rụng.

Trong những trường hợp ấy bền bỉ như loài cây còn bị thương uống hồ là con người.Đó là lấy cây cối ví dụ với thân thể con người vì bẩm chất khác nhau và sự phát triển sinh biến hóa cũng khác nhau, cho nên mặc dù mọi người đồng thời bị bệnh và cùng một nguyên nhân bệnh, mà bệnh phát ra lại không giống nhau toàn bộ. Do đó có thể biết người mà thân thể càng khỏe mạnh thì cơ năng thích ứng càng được kiện toàn, người mà cơ cơ năng thích ứng càng kém sút thì thân thể cũng càng suy yếu. Cho nên nói Nội nhân quyết định cho ngoại nhân.

Cơ năng thích ứng chủ yếu là chỉ vào vệ khí, công năng của vệ khí trong cơ thể là làm cho ấm áp bắp thịt, nhuận da, mạnh gân cốt, giữ việc đóng mở của lỗ chân lông. Vệ khí có tác dụng bảo vệ ở ngoài, nếu sức bảo vệ ở ngoài kém thì bệnh là sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, vì thế phàm bệnh thuộc về ngoại cảm do tà khí lục dâm mà gây nên thường là do công năng của vị trí bị bệnh trước.

Vệ khí và dinh khí có quan hệ mật thiết với nhau,dinh khí vận hành ở trong huyết mạch, có lực lượng xúctiến huyết mạch chu lưu, giúp cho vệ khí phát huy tác dụng bảo vệ ở ngoài.Giới hạn giữa vệ và dinh tuy có sự phân biệt trong và ngoài nhưng trên quan hệ đều là tác dụng lẫn nhau, có sự liên hệ rất chặt chẽ. Cho nên huyết dịch chu lưu trong thân thể người ta cũng biến hóa theo sự thay đổi của bốn mùa.

Cụ thể, theosách Tố vấn bàn về mạch tượng thì bình thường trong bốn mùa có sự khác nhau là mùa Xuân huyền, mùa Hạ hồng, mùa Thu mao, mùa Đông thạch.Nghĩa là mùa Xuân mạch nổi lên như cá bơi trên sóng, mùa Hạ đi lần da đầy đẫy như muôn vật có thừa, mùa Thu mạch đi ở dưới lần da như sâu bọ sắp đi nấp, mùa Đông mạch đi ở tận xương như nhưng sâu bọ đã nấp kín.

Bốn thứ mạch tượng này tuy không phải là tuyệt đối nhưng chủ yếu cũng nói rõ sự chu lưu của huyết dịch trong thân thể con người là chịu ảnh hưởng của khí hậu biến hóa.

Đọc thêm