Đền Mẫu Tây Thiên |
Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.
Vào dịp chính lễ sẽ diễn ra lễ hội Đại Bảo tháp Tây Thiên. Vũ hội hoa đăng sẽ được hàng trăm ni sư chùa Phù Nghì trình diễn cùng hàng ngàn ngọn nến lung linh được xếp hình Mandala tại sân trung tâm thuộc khu Danh thắng Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày với các nghi thức lễ tế mang đậm nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam.
Về phần nghi thức, Lễ hội Tây Thiên mang những nét độc đáo riêng như: Lễ Cáo, lễ tạ, lễ rước và lễ dâng hương. Lễ rước sẽ có 3 đoàn là Kiệu văn đền Mấu Sinh, kiệu Văn đền Mẫu Hóa và kiệu Bát cống đền Ngò, đoàn rước gồm trên 100 người dân địa phương rước từ Đền Mẫu Sinh đến đền Thõng dài khoảng 4.000 m.
Du khách xếp hàng đi cáp treo. Giá vé khứ hồi cáp treo là 180 ngàn/người lớn. |
Tới thời điểm chính hội năm nay, công trình Đại Bảo tháp Tây Thiên - Đại Bảo Tháp của dòng tu Kim Cương Thừa đầu tiên tại Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện. Phật giáo Kim Cương Thừa từ hàng ngàn năm qua đã từng coi Đại Bảo tháp có quyền năng giá trị tựa Viên ngọc Như ý, còn được gọi là “Bảo tháp như nguyện”. Giới tu hành tin rằng bất cứ ai đứng trước Bảo tháp cầu nguyện điều gì đều được viên mãn.
Đại Bảo tháp |
Đại Bảo tháp Tây Thiên với thiết kế ấn tượng theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa, đường kính chân đế 60m, 3 tầng đều có hình dáng khác nhau, biểu trưng cho 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống, gọi là Ngũ đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. 3 phần của Tháp tượng trưng cho Thân - Khẩu - Ý giác ngộ của Đức Phật.
Tháng 4/2013, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và Vương quốc Bhutan đã viếng thăm cầu nguyện quốc thái dân an, cử hành khóa Đại lễ cầu siêu đặc biệt theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa ngay tại ngôi Đại Bảo tháp linh thiêng này.