Nghị định "tiếp tay" lãng phí nước

Những ngày hè nóng nực, tình trạng mất điện, thiếu nước càng trở nên nóng hơn bởi bức xúc của người dân về quy định “tréo nghoe”  trong tiêu thụ nước sạch được quy định tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/207 của Chính phủ về việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Những ngày hè nóng nực, tình trạng mất điện, thiếu nước càng trở nên nóng hơn bởi bức xúc của người dân về quy định “tréo nghoe”  trong tiêu thụ nước sạch được quy định tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/207 của Chính phủ về việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Không ăn vẫn phải trả tiền!

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề tiêu thụ nước, chị Hà Thị Bội Hoàn ở Phòng 202 A6 29/29 Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, hà Nội cho biết: Tôi sống một  mình, nên năm nay mỗi tháng chỉ dùng từ khoảng 1- 3m3. Tháng  2 vừa qua, hóa đơn nước của tôi chỉ có 3m3 nước nhưng xí nghiệp nước lại thu tiền 4m3. Tôi thắc mắc, thì nhân viên thu tiền  nói quy định mới là nếu dùng dưới 4m3 thì phải đủ tương ứng 4m3. “Thật là vô lý, dùng ít mà phải trả nhiều. Nhiều lúc như bị mất cắp”, chị Hoàn bức xúc.

Bất cập về quy định giá nước sạch khiến nhiều người bức xúc

Chung tâm trạng đó, bác Nguyễn Thị Thịnh, ở ngõ Hồ Dài, Khâm Thiên cho biết: “Tôi hoàn cảnh con ở riêng hết, một mình mỗi tháng dùng khoảng 1-2 m3 nước. Vậy mà tháng vừa rồi họ thu tiền 4m3 nước. Tôi thắc mắc dùng ít sao trả nhiều thì họ nói qui định mới như thế. Tôi không đồng ý và chưa trả tiền nước tháng 3,4. Họ dọa sẽ cắt nước nếu không thanh toán đủ”. Còn chị Trần Ngọc Hiền (công tác tại Tổng cục Biển - Bộ TN&MT) than thở: “Tôi thường xuyên đi công tác, có khi gần hai tháng không dùng đến nước, nhưng vẫn phải thanh toán đầy đủ tiền cho số lượng nước mà mình không dùng. Trả tiền mà rất ức chế”. Đó là những trường hợp dùng ít phải trả nhiều, còn có nhiều trường hợp khác không dùng một giọt nước nào, đồng hồ đo bằng o vẫn phải trả tiền 4m3 nước.

 Khi tiếp xúc với phóng viên, hầu hết người dân đều ngạc nhiên hỏi: có qui định ấy thật không? Sao mà có một qui định vô lý đến thế?. Bác Nguyễn Thị Thịnh nói: “Chúng tôi rất bực bội, cảm thấy mình bị chắt chẹt. Khi chưa được trả lời thỏa đáng thì lại bị dọa cắt nước. Không thể ép dân như thế được. Chúng tôi kiện việc thu vô lý này đến cùng và chúng tôi đã gửi đơn đến đoàn đại biểu Quốc Hội Hà Nội”.

Theo ghi nhận của phóng viên, đối tượng dùng ít, không dùng như nêu trên chủ yếu là những người già, người nghèo, các cụ về hưu sống một mình  nhu cầu hạn chế, cộng với  tính tiết kiệm nên sử dụng nước rất ít. Điều họ bức xúc là trên hóa đơn thu tiền nước, chỉ ghi vẻn vẹn dòng chữ “thu theo Nghị định 117”, nhưng họ chưa hề biết mặt mũi Nghị định ra sao, qui định về cái gì và lý do vì sao lại qui định tréo ngoe như vậy?

Nghị định tiếp tay lãng phí nước

Nguyên nhân ngành nước thu nhiều tiền hơn so với lượng nước người dân sử dụng xuất phát từ NĐ 117. Khoản 2, Điều 42, NĐ 117 qui định:  “Khách hàng sử dụng nước là các hộ gia đình đã thỏa thuận đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước, mà không sử dụng hoặc sử dụng nước ít hơn 4m3/hộ gia đình/tháng thì hộ gia đình có nghĩa vụ thanh toán và đơn vị cấp nước được phép thu tiền nước theo khối lượng nước sử dụng tối thiểu quy định là 4m3/hộ gia đình/tháng...”. Qui định trên có nghĩa là, dùng dưới 4m3, hoặc không dùng thì người dân vẫn phải thanh toán 4m3 nước, tương đương 16.000 đồng. Theo tính toán của cơ quan soạn thảo Nghị định thì mức 4m3 chỉ bằng ¼ so với mức nước sử dụng bình quân của một hộ gia đình.

Qui định như vậy khiến nhiều người gọi đây là giá nước đồng hạng dành cho người già, người nghèo cô đơn sống một mình. Tuy nhiên, những đối tượng trên lại cho rằng, Nghị định đánh vào túi tiền vốn đã không dư dả gì của họ, và nói thẳng ra là không ưu tiên gì cho họ - đối tượng luôn được xã hội quan tâm giúp đỡ. “Chẳng khác nào vào quán ăn một bát phở, thậm chí không ăn vẫn phải trả tiền cho 4 bát, bị bắt chẹt như thế hỏi có tức không?”- ông Vũ Quang ở Xuân La, Tây Hồ nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, NĐ 117 do Bộ Xây dựng soạn thảo và  được Chính phủ ký ban hành vào ngày 11/7/2007. Nhưng đầu năm 2009 mới được triển khai và ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của người dân. Một cán bộ ngành nước Hà Nội cho biết: “không hiểu sao khi xây dựng Nghị định, chúng tôi là người gần dân nhất lại không hề được tham gia, góp ý”.

Một thực tế là người dân từ chỗ cảm thấy không công bằng, không được giải thích thỏa đáng và bị dọa cắt nước đã phản ứng tiêu cực bằng việc xài xả láng, vì không xài, ngành nước cũng thu tiền. “ Điều đó thật tệ hại, vì ngay tại các quận nội thành của Hà Nội, nhiều khi cũng không đủ nước sạch để dùng. Nhưng chỉ vì sự vô lý này mà ảnh hưởng đến nhu cầu dùng nước của người khác”, ông Võ Khắc Hòe, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng nói.

Thanh Quý- Vân Anh

Đọc thêm