Vụ ám sát nhà thầu chấn động miền Trung
Đi ngược lại thời gian. Trước năm 1954, ở Huế chẳng ai để ý tới cậu Cẩn. Người dân cố đô thuộc thế hệ già nua mới quan tâm đến ngôi nhà của dòng họ Ngô ở Phú Cam. Lúc bấy giờ ngôi nhà, vườn tược đó không lấy gì đẹp đẽ và rộng rãi cho lắm.
Đến năm 1956 thửa vườn ấy được nới rộng tới con đường ven bờ sông An Cựu Bến Ngự. Cố nhiên những căn nhà kế cậu phải dọn đi nơi khác mà sống. Lúc ấy, dân chúng bảo nhỏ với nhau rằng cậu Cẩn dùng áp lực mua lại những đám đất kế cậu với giá rẻ mạt. Những gia đình đang tọa lạc, sợ cậu Cẩn, đành ép lòng dọn đi nơi khác. Cũng từ đó ngôi nhà cậu Cẩn mở thêm một chiếc cổng ở ven bờ sông. Cửa này dùng cho bọn gia nhân ra vào.
Năm 1957, cậu Cẩn đã nhúng tay vào vụ nhà thầu khoán Nguyễn Đắc Phương, nguyên do là việc tranh giành trùng tu điện Thái Hòa. Ông Nguyễn Đắc Phương trúng thầu, chi phí trên dưới hai triệu bạc. Người ta đồn rằng cậu Cẩn đã ra lệnh thủ tiêu Nguyễn Đắc Phương để cuộc đấu thầu này lọt vào tay bà cả Lễ. Chuyện hư thật không được biết nhưng kết quả ông Nguyễn Đắc Phương chết vì bị thủ tiêu.
Ông Ngô Đình Cẩn |
Dư luận cố đô Huế cho rằng cậu Cẩn cùng đồng bọn mật vụ Trần Văn Hương (Ty trưởng Cảnh sát), Hồ Đắc Vang, Phan Quang Đông, Lê Khắc Duyệt giám đốc công an Trung phần, Hồ Đắc Trọng, Lê Hoát, Vũ Đình Ban, sau khi tra khảo Nguyễn Đắc Phương gán cho tội chứa thuốc phiện, gián điệp với Pháp.
Tra tấn ông Nguyễn Đắc Phương đến chết rồi xô xuống lầu để phi tang. Ông Nguyễn Đắc Phương chết lúc 8h sáng ngày 16/5/1957, theo lời báo tin của Trần Văn Hương cho gia đình nạn nhân.
Xong đâu vào đấy, Trần Văn Hương bắt buộc bà Đinh Thị Hồng, vợ của ông Nguyễn Đắc Phương ký vào giám cam đoan không được thưa kiện và giữ kín cái chết này. Nếu không, gia đình bà sẽ bị thủ tiêu tất cả. Bà Đinh Thị Hồng sợ quá nên ký bừa.
Thế là vụ giết Nguyễn Đắc Phương theo thời gian chôn vùi với chế độ thịnh vượng.
Thật ra vụ giết người này là do bọn bộ hạ của cậu Cẩn quá tay mà gây ra khó khăn cho cậu Cẩn. Xét ra cậu Cẩn là người chịu trách nhiệm chứ không ra lệnh giết chết một nhà thầu không đáng chi so với quyền thế đương thời của vị cố vấn chỉ đạo miền Trung.
Bọn thuộc hạ của cậu Cẩn làm tiền ông Nguyễn Đắc Phương, cũng như ông Nguyễn Văn Yến quản lý Morin cũng bị cầm tù và phải nộp một số tiền lớn cho bọn chúng. Cậu Cẩn chỉ biết đọc giấy tờ báo cáo, nào là gián điệp, công an phải khai thác cho đến nơi đến chốn để trình cho Sài Gòn gây uy tín việc làm đắc lực này của Ủy ban chỉ đạo do cậu Cẩn lãnh đạo.
Ông Diệm được cho là chiều chuộng người em út |
Ông Nguyễn Đắc Phương bị chết một cách oan uổng, chỉ vì bọn mật vụ tham tiền làm cho bà Đinh Thị Hồng nạn nhân đau khổ vô cùng.
Sự dàn xếp tấn tuồng xô ông Nguyễn Đắc Phương (xác chết) xuống lầu là do bọn mật vụ bày trò. Cố nhiên đó là một phương cách giải quyết êm đẹp, đánh lừa quần chúng dư luận. Cậu Cẩn thấy vụ Nguyễn Đắc Phương trở thành quan trọng vì ông ta chẳng phải là gián điệp, buôn bán thuốc phiện mà phải chết. Nên gán cho ông Nguyễn Đắc Phương tự tử để tránh tội và qua mặt tổng Thống Diệm cùng ông Ngô Đình Nhu nếu chuyện này đổ bể.
Cậu Cẩn lúc bây giờ đã phóng lao phải theo lao. Bọn nô dịch đã giết ông Nguyễn Đắc Phương. Khi báo cáo cho cậu Cẩn là chuyện đã rồi. Người “chưa khỏi yếm mẹ” phải bối rối và nghe theo kế hoạch của bọn dưới là một chuyện thường tình về mặt tâm lý.
Cố nhiên những người hiểu rõ về vụ Nguyễn Đắc Phương đều kết tội cậu Cẩn đã nhẫn tâm giết người chỉ vì tiền, vì quyền lợi riêng tư, kết tội như thế không phải là sai lầm. Cậu hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm đó. Vì đã dung dưỡng bọn tay sai đàn áp dân dưới danh nghĩa ông cố vấn chỉ đạo.
Ông già lẩm cẩm nhưng hống hách
Ngoài vụ Nguyễn Đắc Phương, Nguyễn Văn Yến, cậu Cẩn còn lắm vụ khác. Tựu trung là bọn mật vụ cấp trên hoành hành kiếm tiền tư lợi.
Cậu Cẩn cố vấn chỉ đạo Trung phần gây phiền toái nhiều với trung ương Sài Gòn. Nhất là kinh tài quế trắng trợn ở Quảng Ngãi làm cho những thương gia chuyên về nghề quế xưa nay điêu đứng sự nghiệp.
Sĩ quan tùy viên cho rằng ông Diệm cũng giống người em út ở một số điểm như quan niệm bảo thủ |
Một người như cậu Cẩn không có óc kinh tài, thương gia, một ông già, chỉ biết vui thú điền viên. Cậu Cẩn nhúng tay lũng đoạn kinh tế chỉ vì bọn bề dưới muốn lập công và vơ vét tiền làm gia tài riêng. Cậu Cẩn bị bọn chúng ăn trên đầu mà không biết.
Kinh tài không thể quyết đoán cậu Cẩn chỉ huy. Nhưng phải công nhận rằng cậu Cẩn lắm lúc hống hách. Hống hách của hạng ông già lẩm cẩm, cho mình là người trải đời, cha thiên hạ.
Những vụ bắt bớ các thương gia miền Trung, nhất là ở Huế, người ta coi đó như một “chiến dịch” của Phan Quang Đông mách nước với cậu Cẩn. Người chỉ huy là Dương Văn Hiếu. Trong số thương gia thua lỗ nhất là ông Đức Sinh ở phố Trần Hưng Đạo và ông quản lý khách sạn Morin Nguyễn Văn Yến.
Lúc bấy giờ, cậu Cẩn chú ý nhiều về khách sạn Morin, khách sạn này dưới thời Pháp thuộc nổi tiếng sang trọng. Tọa lạc gần cầu Trường Tiền. Cậu Cẩn đòi mua với giá từ 2 – 3 triệu. Ông Nguyễn Văn Yến đặt giá rẻ nhất phải mười triệu đồng.
Tuy nhiên về sau ông Nguyễn Văn Yến viện lẽ chủ Tây là ông Morin ở bên Pháp không chịu bán mà cho ông Yến thuê mỗi tháng 5 chục ngàn đồng. Hợp đồng ký giữa ông Yến và ông Morin còn dài nên việc bán cho cậu Cẩn không được.
Thế là bọn mật vụ bắt đầu làm khó dễ ông Yến bằng cách cầm tù, vu khống thân Tây. Chính Phan Quang Đông đã bắt ông Yến nộp tiền chuộc mạng rất lớn.
Từ đó một số thương gia làm ăn lớn lũ lượt kéo vào Sài Gòn. Kẻ thì lánh mặt, kẻ thì buôn bán trở lại. Dù vậy mật vụ xu nịnh với cậu Cẩn phải theo dõi, không buông tha. Và chẳng bao lâu cuối năm 1957 đoàn công tác đặc biệt miền Trung ra đời (hình thức mật vụ chìm) hoạt động âm thầm ở Sài Gòn, dưới quyền điều khiển của Dương Văn Hiếu.
Ngang đây cũng nên khen tài Phan Quang Đông là người có khiếu về khoa mật thám. Trước đảo chánh 1/11/1963, trong dân chúng mấy ai biết đến Phan Quang Đông. Công việc của Đông rất kín đáo, ít xuất hiện ở Huế. Một cánh tay đắc lực của cậu Cẩn. Đông tính trầm lặng, thâm thúy, khiêm nhường.
Cậu Cẩn đã dùng người rất đúng chỗ. Đông không mấy khi ra vào lầu đình tửu quán. Nghĩa là Đông không ăn chơi, hống hách để lộ chân tướng như bọn mật vụ đàn em ông Ngô Đình Nhu.
“Bánh vẽ” đồng hương
Trong một thời gian dài, cậu Cẩn lập ra Hội đồng hương. Cứ cuối năm âm lịch họp mặt tại ngôi nhà ở Phú Cam một lần để ra mắt Tổng thống Diệm.
Tôi công nhận rằng một số người đồng hương có căn bản văn hóa, Tổng thống Diệm cũng như cậu Cẩn nâng đỡ tối đa, nhất là những vị cấp tá trong quân đội. Nói chung người đồng hương Tổng thống rất quí mến.
Những việc làm của gia đình họ Ngô khiến dư luận bức xúc, phi công thả bom vào nơi ở |
Tuy thế đồng hương có danh mà không có thực. Hội đồng hương không hoạt động gì ích lợi cho chế độ Ngô Đình Diệm một mảy may và Tổng thống Diệm cũng không nghĩ đó là một hậu thuẫn cho ông.
Lập hội đồng hương do sáng kiến của cậu Cẩn. Tổng thống Diệm cho việc làm này là hợp tình đối với những người xa quê hương xứ sở. Năm 1957, mồng 2 Tết âm lịch, sau khi tế lễ ở lăng cụ cố Ngô Đình Khả, một bữa tiệc thết đãi đầu tiên trong ngôi vườn nhà cậu Cẩn. Đồng hương quy tụ gần hai trăm người.
Trong những năm tôi làm tùy viên cho Tổng thống Diệm phần lớn người đồng hương đều là công chức. Đồng hương được xếp dọn ăn uống dưới dãy nhà ngang. Thức ăn gồm nem, chả, thịt nai. Ẩm thực nước ngọt, nước trà. Cậu Cẩn thường hướng dẫn Tổng thống Diệm từ nhà trên xuống hỏi han người đồng hương rất thân mật cởi mở.
Các câu hỏi thăm của Tổng thống Diệm là bà con đồng hương làm ăn ra sao? Nói chung, chứ không riêng biệt ai cả. Với đồng hương, Tổng thống lộ hẳn thái độ vui vẻ thân mật. Người đồng hương cười trả lễ không đáp lại. Cậu Cẩn luôn luôn đỡ lời: “Thì rứa đó, người ngoài mình mà”.
Từ năm 1960 quan niệm đồng hương của cậu Cẩn và Tổng thống Diệm phá rộng ra ngoài khuôn khổ tỉnh. Những người liên hệ hưởng công bộc đầy đủ của chế độ mà sinh quán miền Trung đều được coi như đồng hương với tổng thống. Vì vậy những buổi tiệc thết đãi đồng hương dịp Tết đều có mặt họ.
Lữ đoàn liên binh phủ Tổng thống, một số sĩ quan chỉ huy, một vài nhân sự trong các chức vị của chính phủ người Trung nắm giữ. Nhưng chức Bộ trưởng chưa hề thấy có một đồng hương nào nắm giữ kể từ 1954 đến ngày đảo chính.
Bên ngoài vẫn nghĩ rằng Tổng thống Diệm đặt người đồng hương vào các chức vụ khá lớn. Ban đầu điều đó lầm lẫn. Những tướng tá, tổng trưởng, giám đốc đa số là Trung phần chứ không phải đồng hương. Người đồng hương chỉ được cái danh mà vô thực. Sự thật như thế.
Tại sao Tổng thống Diệm nâng đỡ người miền Trung? Đứng về phía quân đội kể từ ngày nắm được chính quyền, Tổng thống Diệm nhận thấy cấp chỉ huy không được thăng bằng. Ý định của Tổng thống Diệm phải quân bình cấp tướng lãnh trong quân ngũ giữa Bắc, Trung, Nam.
Nên chẳng bao lâu đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thăng cấp tướng. Đại tá Huỳnh Văn Cao rời tham mưu biệt bộ chỉ huy sư đoàn 13 rồi sư đoàn 7. Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm tư lệnh quân đoàn I, đại tá Lữ Lan tư lệnh sư đoàn 2, đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh hải quân, đại tá Nguyễn Chánh Thi tư lệnh nhảy dù.
Về phần hành chánh quân đội, đại tá Đỗ Mậu quyền giám đốc nha an ninh quân đội, trung tá Đinh Sơn Thung thăng cấp đại tá giám đốc nha nhân viên Bộ quốc phòng, trung tá Nguyễn Văn Châu giám đốc nha tâm lý. Riêng đại úy Lê Quang Trung trong ba năm nhảy lên cấp đại tá tư lệnh lực lượng đặc biệt, đại tá Lam Sơn chỉ huy trưởng Trường bộ binh Thủ Đức, trung tá Nguyễn Ngọc Khôi thay đại tá Nguyễn Vinh.
Có ý kiến người miền Trung lại bổ nhiệm những người Trung, e rằng không tránh khỏi nạn kiêu binh như thời chúa Trịnh ở Đàng ngoài.
Trong cái đồng hương hỗn độn này đã làm cho người cùng quê bất mãn Tổng thống Diệm vì bị liệt vào hạng ơn mưa móc trên danh nghĩa đồng hương. Nhưng thật ra hàng ngày đổ hạt mồ hôi đổi lấy bát cơm trong cuộc đời công chức cũng như quân đội, dù có hay không có Tổng thống Diệm.
Ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường năm 1964 |
Một số ít đồng hương được Tổng thống Diệm biết đến, nâng lên địa vị cao sang rồi họ hờ hững với đồng hương, cách biệt muôn trùng.
Xây dựng lên đồng hương là ý kiến hay nhưng đó là cái bánh vẽ, để người đời nghi kỵ chế độ Ngô Đình Diệm.
Ưa nịnh sinh thói xấu
Đối với cậu Cẩn, đồng hương là một danh dự đối với gia đình cậu. Trong những buổi tiệc hằng năm họp mặt một lần, cậu rất ân cần thăm hỏi từng cá nhân. Chính cậu đốc thúc những món ăn đưa lên cho đồng hương. Cậu hỏi han mọi thứ chuyện. Và đặc biệt lưu tâm đến những đồng hương nghèo để tìm phương tiện giúp đỡ. Nhưng hầu như cậu nói cho có chuyện rồi sau bữa tiệc từ giả ngôi nhà ở Phú Cam mọi chuyện đều vùi lấp chẳng còn gì để đề cập, hy vọng.
Đồng hương được Tổng thống Diệm mến chuộng nên có nhiều người Trung “cầm nhầm” đồng hương để kiếm hoạn lộ. Nhiều nhân vật được liệt vào trường hợp này. Nếu kể ra hết thì biết bao giờ ngưng được. Vì thế bọn này ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ. Trong lúc đó ai ai cũng nghĩ rằng đồng hương với tổng thống “hèn chi không làm lớn”.
Chế độ Ngô Đình Diệm thịnh vượng một thời gian dài nhưng mọi thứ đầy rẫy hiềm khích nghi kỵ. Từ mật vụ, tướng lãnh, cá nhân trong gia đình tổng thống đến đồng hương là những dư luận xuyên tạc rồi đi đến “huyền thoại”.
Bất cứ chính quyền nào, bất cứ xã hội nào bọn người nịnh bợ vẫn có, vẫn sống. Trong cái hội đồng hương cũng lắm con sâu mục nát. Mục nát ở đây là nhân vị con người, những ông quận, ông giám đốc đồng hương được nâng lên địa vị cao sang lại có nhiều hành động đồi bại. Gây lên nếp quen thuộc dưới mắt người có quyền sát sinh như cậu Cẩn, Tổng thống Diệm, ông bà Ngô Đình Nhu. Những chuyện đáng khổ tâm đó làm cho những người khác đâm ra thẹn thùng.
Gia đình Ngô Đình |
Tôi đã chứng kiến một người đồng hương ăn vận sang trọng (không quen biết), khi thấy cậu Cẩn tra điếu thuốc lên mồm, liền vội vàng từ xa chạy lại quỳ xuống lấy bật lửa đốt cháy, châm thuốc cho cậu Cẩn. Những nét mặt của những người đồng hương hiện diện ngoảnh mặt đi chỗ khác.
Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt đang xảy ra, cử chỉ này vô tình đã “dạy thói xấu” cho cậu Cẩn. Nếu vô phước một vị nào khác về sau mà không làm như thế sẽ bị đi xa, tiêu tan một đời.
Sau này những người tưởng như trung thành với chế độ, ra vào khép nép với gia đình Tổng thống Diệm lại phản bội để trở nên nhân vật thời thế. Rồi đến đồng hương hằng năm viếng Tổng thống Diệm. Ở ngôi nhà Phú Cam chỉ còn kỷ niệm về đồng hương quy tụ, rồi tự nó tan rã theo với người quá cố.
(Còn tiếp)
Cũng có gia đình đồng hương, Tổng thống Diệm chịu ơn họ mà khi có quyền hành lại chỉ hứa suông. Đó là trường hợp gia đình thiếu tá Nguyễn Bá Liên (Người chỉ huy TQLC đánh chiếm Dinh Gia Long trong ngày 1/11/1963 qua rạng sáng ngày 2/11/1963).
Dưới thời Pháp thuộc thân phụ trung tá Nguyễn Bá Liên là cụ Nguyễn Bá Mưu làm công chức phán sự Tòa Khâm Huế. Cụ Mưu là một trong những người bạn của Tổng thống Diệm trước kia. Khi ông Diệm từ chức Thượng thư ít lâu thì thực dân Pháp lùng bắt. Chính cụ Mưu bắt gặp lệnh truy tầm nên vội báo trước mấy tiếng đồng hồ cho ông Diệm trốn thoát vào Phan Thiết.
Năm 1954, ông Diệm về nước giữ chức vụ Thủ tướng. Qua năm 1958, ông Diệm gắn huy chương cho một đơn vị thủy quân lục. Người trực tiếp chỉ huy là trung úy Nguyễn Bá Liên. Khi gắn huy chương cho vị sĩ quan này, ông Diệm đã hỏi lý lịch, nghe xong rồi nói: “Tôi biết thân sinh của anh”.
Ông Diệm sau đó đã ra lệnh cho thư ký riêng lấy miếng đất trống, sát cầu Gia Hội (Huế) cho vợ con cụ Mưu. Lời hứa này chần chừ qua thời gian mà chẳng thấy thực hiện gì cả. Vì thế gia đình chán nản không hỏi han gì nữa. Rồi ông Diệm bận bịu mà quên đi gia đình người bạn đã cứu sống mình.
Cậu Cẩn cố vấn chỉ đạo Trung phần gây phiền toái nhiều với trung ương Sài Gòn. Nhất là kinh tài quế trắng trợn ở Quảng Ngãi làm cho những thương gia chuyên về nghề quế xưa nay điêu đứng sự nghiệp. Một người như cậu Cẩn không có óc kinh tài, thương gia, một ông già, chỉ biết vui thú điền viên.
Cậu Cẩn nhúng tay lũng đoạn kinh tế chỉ vì bọn bề dưới muốn lập công và vơ vét tiền làm gia tài riêng. Cậu Cẩn bị bọn chúng ăn trên đầu mà không biết. Kinh tài không thể quyết đoán cậu Cẩn chỉ huy. Nhưng phải công nhận rằng cậu Cẩn lắm lúc hống hách. Hống hách của hạng ông già lẩm cẩm, cho mình là người trải đời, cha thiên hạ.