(PLO) - Hôm nay (23 tháng Chạp), các gia đình tất tả đi sắm sửa lễ tiễn ông Công ông Táo về trời theo tục lệ của người dân Việt bao đời nay.
Ai cũng lo cho mâm cỗ của gia đình được tươm tất, mong một năm mới đầy đủ và trọn vẹn hơn. Đây cũng là dịp để tụ họp gia đình, chuẩn bị cho một năm mới chỉ còn cách ít ngày.
23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày cúng Táo Quân, hay còn gọi là Táo Công (hai ông, một bà), vua Bếp. Ngày này, mọi gia đình đều sắm sửa một mâm cổ bên cạnh đó còn có cá chép để thần Táo cởi về trời báo cáo Ngọc Hoàng mọi sự tốt lành, hay dở... trong một năm qua.
Mâm cỗ cúng táo quân xuất phát từ câu chuyện cảm động về tấm lòng thủy chung của 3 vị thần, gồm thần Đất, thần Nhà, thần Bếp, thường được gọi chung là Táo Quân. Việc thờ cúng ông Táo hay Táo Quân là thể hiện mong muốn Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
|
Cá chép sẽ hóa rồng đưa ông Công ông Táo về trời |
|
Không thể thiếu bánh chưng |
|
Xôi gấc tất càng không thể thiếu |
|
Tất nhiên phải có chuối và nhiều loại hoa quả khác |
|
Bên cạnh cá chép vàng còn có thể thay thế bằng loại cá chép khác |
|
Nhiều gia đình chọn mua gà sống về làm để cúng ông Táo |
|
Gấc và gạo nếp là hai loại thực phẩm tiêu thụ mạnh dịp này |
|
Gà luộc sẵn gắn bông hoa hồng bán rất chạy |
|
Bên cạnh xôi gấc, bánh chưng, có thể thay thế bằng xôi trắng |
|
Chủ quán cho biết từ sáng đã bán hàng chục con gà luộc sẵn |
|
Hoa cúc và hoa ly là hai loài được mua nhiều nhất trong lễ ông Công |
|
Quả phật thủ thay bưởi bày trong mâm ngũ quả |
|
Chủ hàng này bán hàng trăm cặp cá chép trong buổi sáng |
|
Chủ hàng hoa ly tất bật từ sáng sớm |
|
Đồ trang trí tết bán kèm với bộ lễ ông Công ông Táo |
|
Chủ hàng này cho biết đến giữa giờ sáng đã bán hết đồ ông Táo |
|
Một du khách người Nhật cùng gia đình đi ngắm phố phường Hà Nội |
|
Mặt hàng bán chạy nhất trong ngày hôm nay ở cửa hàng này |
|
Nhiều gia đình chọn hoa giấy, hoa vải thay hoa tươi |
|
Có cành đào bày bên cạnh mâm cỗ làm cho lễ ông Công ông Táo thêm không khí Tết. |