Người xưa tuyển chọn nhân tài - (Kỳ 2): Việt Nam có bao nhiêu Trạng nguyên?

(PLVN) - Dưới thời phong kiến, khoa cử là một trong những hình thức cơ bản để tuyển dụng nhân tài, phục vụ đất nước. Vì thế, những quy chế thi cử thường hết sức nghiêm ngặt. Thí sinh có thể bị gông cổ, đánh trượng, bỏ tù nếu phạm trường quy. Còn quan lại mà gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù cho đến bị xử án tử. 
Cảnh trạng nguyên vinh quy bái tổ (ảnh tư liệu).
Cảnh trạng nguyên vinh quy bái tổ (ảnh tư liệu).

Thi hội và thi đình

Đây là cửa ải thứ hai đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang, là cuộc kiểm tra đánh giá cao nhất đối với các bậc tài năng của đất nước. Bởi vậy thi hội và thi đình được mệnh danh là đại tỉ (thi lớn). Cuộc thi lớn này người xưa quen gọi là đại khoa. Đại khoa gồm hai giai đoạn: thi hội và thi đình. Thi hội cũng có 4 kỳ, người đỗ cả 4 kỳ sẽ được cấp bằng Tiến sĩ. 

Thi đình còn gọi là điện thi, tức là thi tại triều đình nhà vua. Vua trực tiếp hỏi bài. Thi đình chỉ đề xếp loại các Tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi hội mà thôi. Ở thời Lê có một số khoa, vì hoàn cảnh loạn lạc nên không tồ chức thi đình nhưng vẫn phân loại Tiến sĩ. 

Thi hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người đã kinh qua thi hương và đã có bằng cử nhân và các giám sinh đã mãn khóa ở Quốc tử giám. Những người đỗ đạt trong các kỳ đại khoa như thế này đều có danh biệu dành cho họ tùy thuộc vào các thời kỳ khác nhau trong lịch sử (Thái học sinh, Tiến sĩ). Ngoài các khoa thi thường lệ triều đình còn mở khoa thi đột xuất. Các khoa đặc biệt như thế gọi là Ân khoa. . 

Thái học sinh xuất hiện từ khoa thi Nhâm Thìn (1232) đời Trần Thái Tông cho đến khoa thi Canh Thìn (1400) đời Hồ Quý Ly. Tiến sĩ bắt đầu có từ khoa thi Nhâm Tuất (1442) đời Lê Thái Tông cho tới khoa thi kết thúc lịch sử khoa cử Nho giáo ở nước ta vào năm Kỷ Mùi (1919) đời Nguyễn Khải Định. 

Tiến sĩ chia làm 6 bậc: (1) Trạng nguyên (2) Bảng nhãn (3) Thám hoa thuộc đệ nhất giáp, người đời mệnh danh là Tam khôi, có thời gọi là Tiến sï cập đệ (4) Hoàng giáp thuộc đệ nhị giáp (chính bảng) cũng có thời gọi là Tiến sĩ xuất thân (5). Tiến sĩ thuộc đệ tam giáp gọi là Đồng tiến sĩ xuất thân (6) Phó bảng là sản phẩm khoa cử thời Nguyễn mà bắt đầu xuất hiện từ khoa thi Kỷ Sửu (1829) đời Minh Mệnh. 

Nhận áo mũ cử nhân (ảnh tư liệu).
Nhận áo mũ cử nhân (ảnh tư liệu).  

Giữa Tiến sĩ và Phó bảng được quy định về tỉ lệ và ngạch đỗ. Ví dụ ở khoa thi 1843 đời Thiệu Trị có 25 người đỗ, thì chỉ cho 10 người đỗ Tiến sĩ, còn lại 15 Phó bảng. Nếu tính 30 khoa thi ở Huế (1822 -1892) lấy đỗ 560 người thì có 229 Tiến sĩ, số còn lại là Phó bảng. 

Thi hội và thi đình cả hai kỳ thi này diễn ra trong khoảng thời gian 8 tháng: mùa xuân thi hội đến mùa thu năm ấy thi đình. Còn phép thị hội cũng có bốn kỳ như phép thi hương. 

Kỳ thứ nhất cho thí sinh làm kinh nghĩa và kinh truyện, mỗi thứ một bài, mỗi bài khoảng 1000 tiếng. Ở kỳ thứ tư, bài văn sách quy định tối thiểu 1600 tiếng. 

Riêng khoa thi nhà Hồ năm 1405 lại cho thi thêm kỳ thứ 5 hỏi về toán. Đó là nét đặc sắc của khoa cử nước ta. Theo sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn. Vào năm 1721, triều đình ra lệnh phải quy định mức điểm cho mỗi kỳ thi. Kỳ một thí sinh phải đạt từ 8 điểm trên 10 trở lên. Kỳ hai phải đạt từ 7 điểm trở lên, kỳ ba, kỳ bốn phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Nguyên tắc chung là mỗi một kỳ thi phải qua hai lần chấm ; sơ khảo và phúc khảo, đủ điềm thi kỳ thứ nhất mới được thi kỳ hai, rồi kỳ ba, thứ tư cũng áp dụng theo luật đó. Người đỗ được xếp làm hai loại:đỗ chính bảng và đỗ phó bảng. Người đỗ chính bảng được vào thi đình và được hưởng quyền vinh quy bái tổ. 

Cách thức tổ chức thi hội và thi đình 

Một số khoa thi buổi đầu (thi sinh còn ít) được tổ chức ngay ở trường Quốc tử giám. Còn về sau, giống như thi hương, mỗi lần thi là một lần làm trường. Trường làm bằng tre lợp tranh, rào dậu xung quanh bằng nứa. Trường làm 3 khu vực: Khu nội liêm dùng cho khảo quan ở, khu ngoại biên là nơi ở của các quan giám thị và khu vực dành cho thí sinh ở, 

Cả trường thi chia làm 8 ô vuông, có một con đường chạy đọc, và con đường chạy ngang ở chính giữa để chia 8 ô thành 4 phần bằng nhau gọi là đường thập đạo. Giữa trung tâm đường thập đạo, người ta dựng một ngôi nhà gọi là nhà thập đạo. Từ nhà thập đạo trông ra phía trước có một cửa thông ra ngoài gọi là cửa tiền. Trên đường thập đạo theo hàng ngang người ta dựng 3 chòi canh: một cái ngay chính giữa và hai cái hai bên để quan giám thị quan sát thí sinh làm bài. 

Bên ngoài là hàng rào 4 mặt vây kín. Đề bảo đảm an toàn cho cuộc thi, triều đình còn sai lính cưởi ngựa qua lại canh phòng. Khi cuộc thi tiến hành có các quan trông coi giám sát gọi là quan trường.

Sử sách nước ta không thấy ghi chép nhiều về quan trường thuộc ba triều đại Lý, Trần, Hồ. Nhưng từ thời Lê về sau chức danh quan trường của các khoa thi được ghi chép đầy đủ ở bia Tiến sĩ Văn Miếu mà nay ta.còn đọc thấy gồm: Chánh chủ khảo, phó chủ khảo, một trị cống cử, sáu viên khảo quan (đồng khảo), hai viên chánh phó đề điệu, hai viên giám đằng lục. 

Luật thi hội không chấm trực tiếp bài làm của thí sinh mà do quan giám đằng lục ở lại phòng sao chép rõ ràng, rồi đưa bản sao đi chấm. Trước khi đưa bài đi chấm bài, hai viên giám đằng một người đọc một người soát xem có sai sót gì không. Công việc như vậy ở lại phòng gọi là đối độc. Quan đề điệu phát bài cho nội liêm chấm trước, ngoại biên chấm sau. 

Các quan nội liêm ngoài nhiệm vụ sơ khảo còn có nhiệm vụ theo dõi phát hiện mọi tệ lậu trường thi. Quan giám thị có chức trách giữ gìn an ninh cả phạm vi trường thi, 

Quan trường ở kỳ thi đình, ấn tượng sâu sắc nhất đối với. các sĩ tử vẫn là những vị hoàng đế và suốt trong lịch sử khoa cử nước ta, nhất là từ nhà Lê về sau thì các ông vua vẫn là người hỏi thi cuối cùng đề các nho sĩ bước tới hoạn lộ và bậc thang danh vọng. Đến ngày thi, bộ Lễ phải thiết đặt ngự tọa (chỗ vua ngồi ở giữa điện Cần chánh). 

Sau lễ khai mạc, bá quan văn võ chia ban đứng chực sẵn ở bên thềm điện, nghi vệ, cờ xí, trang hoàng lộng lẫy. Hồi trống thứ nhất nổi lên báo hiệu cho các quan văn, võ sửa mũ áo và tiến sát cửa điện đứng chầu. Hồi trống thứ bai, kiệu vua ngự giá ra giữa điện. Quan tự ban (tồ chức) dẫn các quan văn chầu bên tả, các quan võ chầu bên hữu, các thí sinh đứng sau hàng quan văn, khi vua ra phải lạy 5 vái. 

Từng thí sinh được gọi vào trước ngự tọa đề nhận giấy bút và phòng làm bài. Vua chấm duyệt từng quyển của thí sinh. Ngày tuyên bố kết quả, các quan tân khoa được tiếp đi lễ triều ở điện Thái Hòa, các quan văn võ chia ban, mũ áo chỉnh tề chầu vua ở ngự điện. 

Các vị tân khoa được hướng dẫn quỳ ở phía trái thềm điện đề lĩnh mũ, áo vua ban. Quan tuyên lễ xướng tên và yết bảng tại lầu Phu văn 3 ngày. Vua đãi yến các vị tân khoa tại sảnh đường bộ Lễ. 

Bộ lễ phát cho mỗi tân khoa một cành trâm cài đầu, cho thăm vườn thượng uyển, cho cưỡi ngựa đi thăm phố xá kinh thành, nghi thức này có thời chỉ đành cho tam khôi và vinh quy bái tổ. Triều đình ra lệnh cho dân chúng các địa phương có người đỗ Tiến sỉ phải đón rước linh đình và dân hàng tổng phải làm đình nghè cho ở. 

Vậy nên danh từ ông nghè chỉ các Tiến sĩ cũng từ đó mà ra. Triều đình còn cho dựng bia chép sách lưu danh Tiến sĩ và để nêu gương muôn thuở. 

(Còn nữa)

Đọc thêm