Nhân dân có thể đóng góp những nội dung gì? Trong số các nội dung cơ bản của dự thảo BCCT cần lấy ý kiến của nhân dân có kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới; tầm nhìn và định hướng phát triển: Quan điểm chỉ đạo; mục tiêu phát triển tổng quát; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030; Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế.
Ngoài ra, nhân dân góp ý về định hướng nhiệm vụ, giải pháp trên từng lĩnh vực: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội, con người; định hướng nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Về dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, nhân dân có thể góp ý nhiều nội dung; đặc biệt những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020.
Các quan điểm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới; về mục tiêu phát triển; về các đột phá chiến lược; những nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là thị trường quyền sử dụng đất… cũng là những nội dung cần sự góp ý của nhân dân.
Ngoài ta, nhân dân có thể góp ý về những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội; các biện pháp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương; hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; xây dựng nền văn hóa, đạo đức con người Việt Nam; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ…
Đối với dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020… cũng cần được nhân dân góp ý.
Về công tác xây dựng Đảng, nhân dân có thể góp ý về nhiều nội dung, nhất là 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá. Việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia, có thể coi là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn.
Ý Đảng hợp với lòng dân bao giờ cũng là nhân tố tạo nên sức mạnh của dân tộc.